Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Bodhisàlaraja
Lượt xem: 3952

Chùa Bodhisàlaraja còn gọi là chùa Kom Pong hay chùa Ông Mẹt tọa lạc ở số 50/1 Lê Lợi, khóm 2, phường 1, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. 

Có tên chùa Ong Mẹt là do biến m xuất pht từ người Việt, người Hoa gọi tn cha theo tên vị sư đãđtrụ trì chùa vào khoảng năm 1604 đó là sư cả Meas.

Hiện tại, chưa tìm được tài liệu nào xác định chính xác chùa được xây dựng vào năm nào. Tuy nhiên, theo lời truyền kể thì chùa được tạo dựng đầu tiên vào khoảng năm 642 tại khu vực gần sân vận động tỉnh bây giờ. Đến khoảng năm 711, chùa mới được dời về vị trí hiện nay. Trải qua thời gian, ngôi chùa nhiều lần được trùng tu sửa chữa nhưng ngôi chính điện và thư viện hai công trình có giá trị về kiến trúc, điêu khắc, hội họa được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XX vẫn giữ được kiểu dáng kiến trúc.

Cũng như nhiều chùa Khmer khác, chùa Bodhisàlaraja bao gồm nhiều công trình kiến trúc như: chính điện, sa la, tăng xá, tháp cốt, rào cổng… Mỗi công trình đều có kiểu dáng, chức năng riêng. Đặc biệt, ở đây có hai công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật đó là ngôi chính điện và thư viện.

 Chính điện: Bước vào cổng ta sẽ bắt gặp ngôi chính điện nằm phía bên trái. Chính điện có hình chữ nhật được xây theo hướng đông tây, mặt quay về hướng đông trên nền cao tam cấp. Cấp một xây bằng đá, cao 1,35mét có hàng rào bao quanh. Trên đầu các cột rào trang trí đầu thần bốn mặt Bhramma. Cấp hai xây bằng gạch đại, cao 1,13mét và cấp ba trên cùng cũng bằng gạch đại cao 0,7mét. Ở bốn góc phía trong rào là các tháp dạng Kốte là loại hòm ngày xưa được đục đẽo từ thân cây to dành cho các vua chúa và hoàng tộc qua đời. Phía trước hướng đông và phía sau hướng tây là cửa ra vào với nhiều bậc thang lên xuống. Bên trong chính điện ở hướng tây là một bệ thờ lớn. Trung tâm bệ thờ đặt Preas chi rất to ngồi thiền trên tòa sen cùng nhiều tượng khác như: Phật đắc đạo, Phật khất thực, Phật thuyết pháp, Phật niết bàn… Theo nhà nghiên cứu Thái Chợt, sở dĩ Preas chi lớn hơn các tượng Phật khác là vì các bậc tiền bối có y tưởng khi phật tử nhìn vào, họ có cảm giác như Phật đang tồn tại trên thế gian. Khung sườn chịu lực của chính điện như cột, kèo, đòn tay… đều làm bằng gỗ quý. Trên mỗi đầu cột và xiên ngang chạm khắc hoa văn nối tiếp nhau thành một chuỗi và được sơn son thiếp vàng. La phông cũng làm bằng gỗ tốt, chạm khắc công phu, sắc xảo đề tài bánh xe luân hồi, hoa hướng dương, hoa sen là những hình tượng gắn liền với Phật giáo thể hiện đức từ bi, lòng vị tha của Đức Phật. Trên bốn bức tường vẽ các tranh theo chủ đề phân kì sự tích Đức Phật từ lúc còn nhỏ là hoàng nhi đến khi trở thành hoàng tử rồi xuất cung trốn vào rừng tu đắc đạo thành Phật và nhập niết bàn. 

Trước bệ thờ Phật là hai pháp tọa dành cho các vị cao tăng thuyết pháp khi chùa tổ chức đại lễ. Cặp pháp tọa này được làm bằng gỗ quý, theo hình tượng Reach sây (sư tử vua) nhìn rất oai vệ và không chán mắt. Cặp pháp tọa này do một phật tử dâng tặng có niên đại trên 100 năm tuổi.

Hành lang bao quanh chính điện trên các đầu cột đều trang trí tượng Key no, riêng cột ở các góc thì trang trí tượng Krud, tất cả trông rất khỏe khoắn, oai vệ, chống đỡ mái một cách nhẹ nhàng, vừa tăng thêm vẻ đẹp cho chùa vừa mang tính tôn nghiêm nơi thờ tự.

Mái chùa lợp ngói và thiết kế theo kiểu có nhiều cấp, nếp mái. Mái trên cùng dốc hơn các mái kia. Giữa các cấp mái có rèm che dọc theo chiều dài mái. Rèm che làm bằng gỗ, chạm khắc hoa văn, nó vừa có tác dụng che mưa, che nắng, vừa làm tăng thêm nét đẹp cho chùa. Trên các bờ dãy giáp mí của mái là các con rồng (Phu chông) nằm xoãi dài. Nếu nhìn toàn cảnh từ trên xuống ta sẽ thấy một bầy rồng đang tắm nắng. Hai đầu hồi làm bằng gỗ. Đầu hồi phía trước chạm khắc hình tượng chim thần Krud hai tay cầm hai cây đao chéo nhau đỡ thần Ay sô. Phía dưới là Ria hu đỡ chân Krud. Đầu hồi sau chạm khắc hình Vis nu đứng thẳng mình, chân đặt trên hình tượng mặt trời.

         Thư viện: Qua khỏi chính điện bên trái là thư viện. Thư viện được làm theo kiểu nhà sàn là loại hình kiến trúc hiện nay rất hiếm thấy ở các chùa Khmer Trà Vinh nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Khung sườn chịu lực và sàn của ngôi thư viện cũng làm bằng gỗ quý. Năm 1916, để tránh mối mọt từ lòng đất, nhà chùa cho xây gạch dưới các chân cột v xung quanh thay cho vách ván và cách ly giữa cột gỗ với tường xi măng để bảo vệ lâu dài hơn. Thư viện có kiến trúc gần giống như chính điện chiều dài có 6 hàng cột, chiều ngang có 4 hàng cột đều bằng gỗ Ơ các xiên và đầu cột hai hàng bên trong được chạm khắc hoa văn và sơn son thếp vàng. Đầu hồi hai hướng đông tây đều bằng gỗ. Đầu hồi phía tây chạm khắc hoa hướng dương, đầu hồi phía đông là hai sư tử cầm dù che mâm để kinh sách.

Thư viện được chia làm ba gian: Gian chính dùng để trưng bày sách, hai gian hai bên dùng để đọc. Gian giữa có bức bình phong làm bằng gỗ, chạm khắc công phu, tỉ mĩ đây cũng là tác phẩm mỹ thuật độc đáo. Mái thư viện gồm hai cấp. Cấp trên có hai mái, cấp dưới có bốn mái. Các mái nối nhau được trang trí  hình tượng các con rồng.

Thư viện cũng quay mặt về hướng đông, ở giữa có hành lang đưa ra phía trước. Mái che hành lang được xây theo kiểu mone-đốp. Hai đầu thư viện có cầu thang lên xuống. Tính đến nay ngôi thư viện này đã có trên thế kỷ.

Ngày 3/3/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết đinh số 834/ QĐ – BVHTTDL công nhận chùa Bodhisàlaraja là di tích cấp quốc gia. Đây là ngôi chùa Khmer thứ hai ở tỉnh ta sau chùa Angkorragborei ở phường 8, thị xã Trà Vinh được xếp hạng cấp quốc gia thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật.

                                                                           TƯỜNG ĐOAN