Họp Hội đồng tư vấn giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở năm 2020
Lượt xem: 2951
Trong hai ngày 13 và 14/5/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở (Hội đồng KH&CN cơ sở) năm 2020 đối với 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh (Trung tâm Thông tin) chủ trì thực hiện. Kết quả 03 đề tài đã được Hội đồng KH&CN cơ sở thống nhất cho triển khai thực hiện, như sau:

  Ảnh: Hội đồng tư vấn giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở

1. Đề tài Chọn giống đậu phộng trồng trên đất giồng cát cho năng suất tại tỉnh Trà Vinh”

1.1. Mục tiêu:

- Chọn được 02 giống đậu phộng có năng suất trung bình đạt 06 - 07 tấn/ha/vụ.

- Giống đậu phộng được chọn có khả năng chống chịu sâu bệnh và phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng canh tác của địa phương.

1.2. Nội dung:

- Xây dựng mô hình trồng và so sánh năng suất của 03 giống đậu phộng (Hatri01, LDH 09, LDH 12) ở Trà Vinh trong mùa mưa, mùa khô.

- Đánh giá năng suất, hiệu quả kinh tế của các mô hình.

- Tập huấn kỹ thuật canh tác đậu phộng cho nông dân (03 lớp, 30 học viên/lớp).

- Hội thảo đánh giá mô hình, phổ biến kết quả (01 cuộc, 30 đại biểu).

1.3. Sản phẩm đạt được:

- Mô hình trồng đậu phộng của 4 giống: Hatri01, LDH 09, LDH 12 và giống đối chứng. Tổng cộng: 24 mô hình trong đó 12 mô hình vào mùa mưa, 12 mô hình vào mùa khô, 1.000 m2/mô hình.

- Chọn được 02 giống đậu phộng cho năng suất trung bình tối thiểu 06 tấn/ha/vụ.

- Quy trình kỹ thuật canh tác 02 giống đậu phộng cho năng suất cao được chọn.

2. Đề tài “Xây dựng mô hình trồng dưa lưới theo hướng an toàn trong nhà màng sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại tỉnh Trà Vinh”

1.1. Mục tiêu:

- Xác định được năng suất và hiệu quả kinh tế của hai giống dưa lưới Taki và ML38 trồng trong nhà màng sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại tỉnh Trà Vinh.

- Xây dựng quy trình trồng dưa lưới mới theo hướng an toàn có khả năng giảm 15 - 20% chi phí sản xuất so với phương pháp truyền thống và đạt năng suất 3,0 - 3,5 tấn/1000m2/vụ.

1.2. Nội dung:

- Lắp đặt nhà màng trồng dưa lưới quy mô 384 m2 hệ thống tưới nhỏ giọt tại Trung tâm Thông tin.

- Đánh giá các chỉ tiêu năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình từ giai đoạn ươm giống đến khi thu hoạch tại Trung tâm Thông tin.

- Hỗ trợ 01 mô hình sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho hộ dân trồng dưa lưới.

- Tập huấn quy trình trồng dưa lưới theo hướng an toàn cho nông dân (1 lớp, 30 học viên).

- Hội thảo đánh giá mô hình, phổ biến kết quả (1 cuộc, 40 đại biểu).

- Liên kết với siêu thị, cơ sở thu mua kinh doanh trái cây trong tỉnh để bao tiêu sản phẩm đầu ra.

1.3. Sản phẩm đạt được:

- Quy trình trồng dưa lưới theo hướng an toàn.

- Mô hình trồng dưa lưới: năng suất 3,0 - 3,5 tấn/1000m2/vụ, sản phẩm an toàn, giảm 15-20% chi phí sản xuất so với quy trình truyền thống người dân đang canh tác tại Trà Vinh.

- Hệ thống nhà màng quy mô 384 m2 sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại Trung tâm Thông tin.

3. Đề tài Sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học phục vụ nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh

1.1. Mục tiêu:

- Tiếp nhận 02 quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dạng đậm đặc và dạng thường để phục vụ hiệu quả cho nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh.

- Xây dựng 01 mô hình khảo nghiệm nuôi tôm sú sinh thái có sử dụng chế phẩm sinh học đạt hiệu quả kinh tế cao hơn từ 10-15% so với không sử dụng chế phẩm.

- Hỗ trợ 01 mô hình sử dụng chế phẩm sinh học vào nuôi tôm công nghiệp.

1.2. Nội dung:

- Đào tạo cho cán bộ kỹ thuật Trung tâm Thông tin thực hiện thành thạo 02 quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dạng đậm đặc và dạng thường.

- Sản xuất thử nghiệm, đánh giá chỉ tiêu chất lượng 02 dạng chế phẩm sinh học về sự biến đổi màu, thành phần vi sinh (Bacilus subtilis, Lactobaccillus lactic, Saccharomyces cerevisiae) và hàm lượng vi sinh cfu/lít.

- Sản xuất chế phẩm sinh học dạng đậm đặc và dạng thường với quy mô 2.000 lít/dạng.

- Thử nghiệm, đánh giá hiệu quả chế phẩm sinh học đã sản xuất:

+ Thực hiện mô hình nuôi tôm sú sinh thái có sử dụng chế phẩm sinh học (3 ao, 1ha/ao).

+ Thực hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp có sử dụng chế phẩm sinh học (3 ao, 1.000m2/ao).

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình.

- Tập huấn kỹ thuật sử dụng chế phẩm trong nuôi tôm cho nông dân (2 lớp, 30 học viên/lớp).

- Hội thảo đánh giá mô hình, phổ biến kết quả (1 cuộc, 40 đại biểu).

1.3. Sản phẩm đạt được:

- 02 quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dạng đậm đặc và dạng thường với quy mô sản xuất 500 lít/đợt.

- Chế phẩm sinh học dạng đậm đặc 2.000 lít, đảm bảo hàm lượng vi khuẩn: Bacilus subtilis đạt 5,6 x 108 cfu/lít, Lactobaccillus đạt 4,3 x 1010 cfu/lít, Saccharomyces cerevisiae đạt 7,2 x 107 cfu/lít.

- Chế phẩm sinh học dạng thường 2.000 lít, đảm bảo hàm lượng vi khuẩn: Bacillus subtilis: 2,4 x 103 CFU/ml; Lactobacillus lactic: 4,0 x 107 CFU/ml; Saccharomyces cerevisiae: 7,3 x 103 CFU/ml.

- Mô hình nuôi tôm sú sinh thái có sử dụng chế phẩm sinh học (3 ao nuôi, 1ha/ao).

- Mô hình nuôi tôm công nghiệp có sử dụng chế phẩm sinh học (3 ao nuôi, 1.000m2/ao)./.

 

                      Bảo Việt

 


Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 13
  • Trong tuần: 1 613
  • Tất cả: 4408714