Kiểm tra tiến độ đề tài “Tuyển chọn và xây dựng quy trình canh tác một số giống tre, trúc, tầm vông làm nguyên liệu phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh”
Lượt xem: 2008
         Đề tài “Tuyển chọn và xây dựng quy trình canh tác một số giống tre, trúc, tầm vông làm nguyên liệu phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh đầu tư, Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ chủ trì thực hiện và ThS. Phạm Văn Bốn làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài được triển khai trong 36 tháng, từ tháng 8/2019 đến tháng 8/2022 trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh với mục tiêu nhằm chọn được một số giống tre, trúc, tầm vông đạt yêu cầu làm nguyên liệu phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng được quy trình canh tác giống tre, trúc, tầm vông được chọn phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Ảnh: Kiểm tra mô hình tre, trúc

Sau hơn 26 tháng triển khai, đến ngày 04/11/2021. Đơn vị chủ trì thực hiện và Chủ nghiệm đề tài đã thực hiện cơ bản hoàn thành 4/6 nội dung nghiên cứu: Nội dung 1. Điều tra xác định điều kiện lập địa trồng; tuyển chọn giống tre, trúc, tầm vông phù hợp cho sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp; Nội dung 2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống; sản xuất giống phục vụ thiết lập các mô hình thí nghiệm; Nội dung 3. Nghiên cứu kỹ thuật trồng tre, trúc và tầm vông; Nội dung 4. Nghiên cứu kỹ thuật khai thác/ nuôi dưỡng tre, trúc và tầm vông.

Trên cơ sở thực hiện các Nội dung Nghiên cứu kỹ thuật trồng tre, trúc, tầm vông và tiến hành chăm sóc lần 2 các thí nghiệm tre, trúc, tầm vong với tổng diện tích 2,0 ha (0,8 ha tre, 0,4 ha trúc, 0,8 ha tầm vong) đã được thiết lập năm 2020 và Nội dung Nghiên cứu kỹ thuật khai thác/ nuôi dưỡng tre, trúc và tầm vông: đề tài đã tiến hành phỏng vấn các hộ dân kết hợp với điều tra ngoài hiện trường để rút ra được những mặt được và chưa được trong việc khai thác, nuôi dưỡng tre, trúc, tầm vông của người dân ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang và rút kinh nghiệm khai thác nuôi dưỡng tre trúc của người dân, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp khắc phục. Đặc biệt, đã thiết lập mô hình thí nghiệm khai thác, nuôi dưỡng trúc và tầm vông. Các thí nghiệm được bố trí theo đúng thiết kế và tiến độ được phê duyệt với 03 nghiệm thức và 3 lần lặp lại với diện tích 160 m2 đối với trúc và 500 m2 đối với tầm vong, thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, mỗi ô thí nghiệm gồm 03 bụi/khóm. Mô hình luôn được theo dõi và bảo vệ tốt.

Nhìn chung tại thời điểm kiểm tra thực tế, với các biện pháp xử lý chặt tỉa, vệ sinh và bón phân, các loài trúc, tầm vông trên các nghiệm thức của các thí nghiệm đều đã có những phản ứng rất tích cực, đều sinh trưởng tốt. Kết quả sản phẩm về thân tre, trúc, tầm vong sẽ hứa hẹn về một nguồn nguyên liệu đang dần khan khiếm cuả làng nghề sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp như giỏ, lồng bàn, rổ, bàn-ghế, …phục vụ cho nhu cầu sử dụng của khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Lâm Thị Minh Hường – phòng QLKH


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 27
  • Trong tuần: 1 783
  • Tất cả: 4408640