Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng phương pháp phân tích thành phần hóa học đối với cao lanh để sản xuất gốm sứ dân dụng
Lượt xem: 1906
Cao lanh là một trong số khoáng chất công nghiệp được loài người biết đến và sử dụng từ xa xưa. Ngày nay, cao lanh vẫn được đánh giá là nguyên liệu quan trọng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: làm nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ, làm chất độn trong công nghiệp sản xuất giấy, sơn, phân bón, cao su, chất dẻo, làm vật liệu xây dựng, gạch chịu lửa, làm xúc tác cho công nghệ hóa dầu…

Trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có ngành gốm sứ phát triển như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Nhật... đều đã xây dựng các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử phù hợp về nguyên liệu để sản xuất gốm sứ nói chung. Ở Việt Nam, chưa có đơn vị nào xây dựng TCVN về phương pháp phân tích thành phần hóa cao lanh sử dụng cho sản xuất gốm sứ dân dụng mà chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn cơ sở về cao lanh thương mại. Do vậy chưa có sự thống nhất để quản lý chất lượngcao lanh nhằm định hướng cho sản xuất và kinh doanh. Nhằm thống nhất trong việc sản xuất, đánh giá chất lượng nguyên liệu cao lanh, góp phần hoạch định kế hoạch phân vùng sử dụng cho các vùng mỏ, định hướng cho việc sử dụng trong nước cũng như xuất nhập khẩu nguyên liệu, ngày 29/01/2018, Bộ Công Thương đã giao cho Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp thực hiện nhiệm vụ số 16.18/HĐ-KHCN/NSCL: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng phương pháp phân tích thành phần hóa học đối với cao lanh để sản xuất gốm sứ dân dụng” thuộc Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực ngành công nghiệp.  Đề tài do bà Nguyễn Thị Luyên làm chủ nhiệm, được thực hiện năm 2018.

Đề tài nhằm mục tiêu xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp phân tích thành phần hóa đối với cao lanh để sản xuất sứ dân dụng.

Sau một năm thực hiện nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu đã thu được các kết quả sau:

- Đã xây dựng được phương pháp phân tích thành phần hóa nguyên liệu cao lanh để sản xuất sứ dân dụng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử.

- Đã đề xuất Dự thảo tiêu chuẩn: Nguyên liệu để sản xuất gốm sứ dân dụng cao lanh lọc - Phương pháp phân tích thành phần hóa học. Dự thảo đề xuất các chỉ tiêu phân tích cho cao lanh lọc bao gồm các chỉ tiêu sau: Mất khi nung; Chỉ tiêu SiO2; Chỉ tiêu Al2O3; Chỉ tiêu TiO2; Chỉ tiêu Fe2O3; Chỉ tiêu CaO; Chỉ tiêu MgO; Chỉ tiêu K2O và Chỉ tiêu Na2O.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16209/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia.

 

Nguồn: https://www.vista.gov.vn/


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 10
  • Trong tuần: 1 610
  • Tất cả: 4408711