Thúc đẩy hợp tác, kết nối cung cầu công nghệ lĩnh vực công nghiệp phụ trợ
Lượt xem: 1198
Ngay sau Lễ Khai mạc “Chương trình kết nối công nghệ trực tuyến lĩnh vực công nghiệp phụ trợ thành phố Changwon lần thứ nhất”, các phiên kết nối B2B với các doanh nghiệp thành phố Changwon, Hàn Quốc đã diễn ra sôi nổi và thu hút nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình kết nối diễn ra trong 03 ngày từ ngày 03 đến 05/3/3021 trên nền tảng hội nghị trực tuyến.

Một số hình ảnh của Chương trình tại Điểm kết nối cung cầu Toàn cầu

Các phiên kết nối đã thu hút được gần 30 điểm cầu trực tuyến với sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam từ nhiều địa phương tại Việt Nam như Bình Phước, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An, Gia Lai. Chương trình nhằm hỗ trợ kết nối và chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài. Chương trình đã giới thiệu các giải pháp công nghệ, sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ của 05 doanh nghiệp Hàn Quốc, hiện trạng và nhu cầu tiếp nhận, ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam và thúc đẩy cơ hội hợp tác kinh doanh đối với đại diện doanh nghiệp hai Bên.

Kết quả có 24 cặp doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc đã tham gia trao đổi, kết nối B2B, qua đó thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn công nghệ một cách hiệu quả, ngược lại doanh nghiệp Hàn Quốc có cơ hội tăng tốc xúc tiến phát triển thị trường Việt Nam. Một số kết quả trao đổi điển hình như công ty Bon Systems (Hàn Quốc) và công ty PSH (Việt Nam) trong lĩnh vực thiết kế kiểu dáng CAS, thiết kế kỹ thuật CAD và mô hình hoá 3D ứng dụng trong công nghiệp ô tô và các sản phẩm công nghiệp khác; công ty SF Hy-world (Hàn Quốc) và công ty TNHH Hùng Nhuế (Việt Nam) trong lĩnh vực máy bơm thuỷ lực và phụ tùng máy bơm thuỷ lực, hay cặp công ty Tae-chang (Hàn Quốc) và công ty TCI (Việt Nam) trao đổi về ý tưởng hợp tác sản xuất sản phẩm bánh răng v.v…

Sự thành công của sự kiện đã thay đổi cách tiếp cận của Ban tổ chức hướng tới kế hoạch gia tăng hoạt động giao lưu trực tuyến giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Hàn Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra, đánh giá nguy cơ gây hại của ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android

Các phần mềm độc hại thường đánh cắp các thông tin về người dùng như tọa độ GPS, đánh cắp danh bạ, địa chỉ e-mail, nghe trộm cuộc gọi để cung cấp cho bên thứ 3, thậm chí chúng có thể kiểm soát điện thoại và tải phần mềm độc hại khác về máy.

Ở Việt Nam, hiện phổ biến nhất là loại ứng dụng chứa mã độc khiến điện thoại thông minh của người dùng tự nhắn tới các đầu số mất phí như 87xx, 86xx, 85xx với mức giá có thể lên tới 15.000 đồng/tin nhắn SMS. Hiện nay, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) có chức năng điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố máy tính và an toàn thông tin trên mạng toàn quốc, cảnh báo kịp thời các vấn đề về an toàn mạng. Việc phát hiện sớm các sự cố sẽ rất hữu ích trong công tác điều phối, cảnh báo và ngăn chặn sự lây lan trên diện rộng. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm VNCERT do ThS. Đặng Hải Sơn dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng giải pháp kiểm tra, đánh giá nguy cơ gây hại của ứng dụng trên thiết bị động sử dụng hệ điều hành Android”.

Nhóm đã thực hiện đề tài nghiên cứu về hệ điều hành Android và kiến trúc của hệ điều hành Android, các loại mã độc trên Android hiện nay. Từ đó, lựa chọn công nghệ phù hợp để triển khai hệ thống áp dụng thực tiễn, đồng thời đưa ra quy trình thu thập và phân tích mã độc thực tế tại Trung tâm VNCERT.

Nhóm thực hiện đề tài đã xây dựng hệ thống thu thập và kiểm tra, đánh giá nguy cơ gây hại của ứng dụng trên thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android và triển khai thử nghiệm tại Trung tâm VNCERT tại chi nhánh Đà Nẵng.

Một kết quả khác của đề tài triển khai các kịch bản tự động đối với việc thu thập và kiểm tra đánh giá một cách tự động. Sau khi phân tích thành công thì sẽ tiến hành trích xuất dữ liệu từ kết quả phân tích và đưa vào ElasticSearch để index dữ liệu phục vụ cho Kibana thống kê dữ liệu. Tất cả các chức năng của hệ thống sẽ được tích hợp vào một Website phục vụ việc cung cấp thông tin ra bên ngoài.

*Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (Mã số 14911/2017) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn: https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc


Thống kê truy cập
  • Đang online: 30
  • Hôm nay: 1159
  • Trong tuần: 19 199
  • Tất cả: 4388785