Thiết bị chẩn đoán giá rẻ nhanh chóng tạo ra hình ảnh da 3D
Lượt xem: 2075
Khi một người nào đó mắc bệnh về da như chàm hoặc vẩy nến, công nghệ mới có thể giúp quan sát tất cả các đường và rãnh nhỏ ở vùng bị ảnh hưởng.

Mẫu thiết bị mới do trường Đại học Công nghệ Nanyang của Singapo chế tạo, được thiết kế để tạo ra hình ảnh 3D của da chỉ trong vài phút. Thiết bị hoạt động nhờ pin giá rẻ chỉ nặng 100 g và có kích thước 7x10 cm. Ngược lại, các máy OCT (chụp cắt lớp kết hợp quang học) có kích thước lớn hơn nhiều hiện được sử dụng để cung cấp hình ảnh da 3D, có giá hàng nghìn đô la và nặng tới 30 kg.

Người dùng thiết bị mới khởi động bằng cách ấn một tấm phim hình chữ nhật nhỏ phủ vàng lên da bệnh nhân. Làm như vậy, dầu trên da còn gọi là bã nhờn được truyền lên màng, nhưng chỉ từ những vùng da nhô lên. Nó không giống như sử dụng một miếng mực dấu để lấy dấu vân tay.

Sau đó, màng được đặt trong dung dịch lỏng bên trong thiết bị nơi điện tích xuất hiện thông qua một bộ điện cực. Điều đó khiến cho polyme PEDOT: PSS lắng đọng trên các phần của màng được phủ bã nhờn - không có polyme nào được lắng đọng trên các khu vực không phủ bã nhờ.

Kết quả tạo nên một bản đồ da ở dạng ba chiều có độ phân giải cao, mô phỏng các đỉnh và hõm nhỏ theo cách dễ quan sát hơn chính trên da. Toàn bộ quá trình mất khoảng 10 phút.

Cho đến nay, thiết bị mới đã được sử dụng thành công trên da lợn để lập bản đồ các vết thương như vết thủng, vết rách, trầy xước và vết mổ. Ngoài ra, thiết bị cũng được sử dụng để chụp hình da trên mu bàn tay của người, mặc dù màng đủ dẻo để sử dụng cho những vùng da không bằng phẳng như khuỷu tay.

PGS. Grzegorz Lisak, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Có thể sử dụng thiết bị không xâm lấn, đơn giản và giá rẻ của chúng tôi để bổ sung cho các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da hiện nay. Ở những vùng nông thôn không có điều kiện tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, người không được đào tạo về y tế cũng có thể lập bản đồ da bằng thiết bị và gửi cho bác sĩ để đánh giá tình trạng bệnh".

Dự kiến, thiết bị sẽ được thử nghiệm lâm sàng vào cuối năm nay. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Analytica Chimica.

Nguồn: www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sokhcn


Thống kê truy cập
  • Đang online: 19
  • Hôm nay: 1912
  • Trong tuần: 19 952
  • Tất cả: 4389538