Ảnh ĐBQH Ngô Chí Cường phát biểu thảo luận
Bày tỏ ý kiến đối với dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đại biểu Ngô Chí Cường đề nghị cần bổ sung thẩm quyền công nhận sáng kiến chiến sĩ thi đua cơ sở và đồng tình với việc bãi bỏ quy định “có mô hình, nhân tố mới” để xét tiêu chí khen thưởng cho hợp lý.
Ảnh ĐBQH Trần Quốc Tuấn phát biểu thảo luận
Tham gia buổi thảo luận, đối với Luật Thi đua, khen thưởng, Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho rằng thi đua, khen thưởng là vấn đề quan trọng, góp phần tạo động lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng Luật chưa bao quát, chưa kịp thời, chưa nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đúng đầu; đối với các hành vi bị nghiêm cấm, đề nghị Luật cần điều chỉnh đến đối tượng được khen thưởng, nếu vi phạm pháp luật trong khoảng thời gian đã được xét công nhận thành tích thì phải thu hồi hình thức khen thưởng đó; bổ sung quy định hành vi bị nghiêm cấm đối với cơ quan, cá nhân trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho tập thể, cá nhân được khen thưởng trong thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng. Đồng thời, bổ sung từ "xứng đáng" vào điểm a khỏan 2 Điều 6, nhằm nhấn mạnh thành tích tiêu biểu đạt được cho người được khen thưởng,…
Ảnh ĐBQH Thạch Phước Bình phát biểu thảo luận
Đồng thời, đại biểu Thạch Phước Bình đồng tình với quan điểm của đại biểu Trần Quốc Tuấn đối với dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) về bổ sung hành vi bị nghiêm cấm, bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì quan tâm, xem xét đến mục tiêu của khen thưởng vì dự thảo luật quy định chưa rõ; khen thưởng phải đúng người, đúng việc và quan tâm xem xét đến các quy định về tiêu chí các danh hiệu thi đua, danh hiệu gia đình tiêu biểu, xử lý vi phạm trong thi đua, khen thưởng, đối với Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang, Đại biểu thống nhất chưa quy định trong dự án Luật Thi đua, khen thưởng lần này, vì khó thực hiện (khoảng 400.000 thanh viên xung phong, nhưng hồ sơ để đối chứng, xác nhận không còn đầy đủ). Đối với Danh hiệu “Gia đình tiêu biểu”, đại biểu băn khoăn quy định như thế nào là "gia đình tiêu biểu", cần nghiên cứu thêm, có cách tiếp cận, nếu chưa xác định tiêu chí rõ ràng thì chưa đưa vào Luật. Đối với Luật Điện ảnh (sửa đổi), đại biểu đề nghị khái niệm rõ về phim Việt Nam, các hành vi bị cấm, quảng cáo về phim và quảng cáo trong phim, quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh; đồng thời, đề nghị bổ sung một số quy định trong nguyên tắc hoạt động điện ảnh, quản lý nhà nước đối với điện ảnh, phổ biến phim trên không gian mạng,…
Tin: T. Loan; Ảnh: H. Phúc