NGÀY LÀM VIỆC THỨ 7 - KỲ HỌP THỨ 3, QUỐC HỘI KHÓA XV: THẢO LUẬN DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (SỬA ĐỔI) VÀ LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Chiều ngày 31/5/2022, tiếp tục ngày làm việc thứ 7 của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Tổ thảo luận số 13, gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Phú Thọ, Trà Vinh, Thanh Hóa, Tổ số 13 do ông Bùi Minh Châu, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ làm tổ trưởng đã thảo luận dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Quang cảnh buổi thảo luận tổ 13

Tại buổi thảo luận, có 08 đại biểu Quốc hội tham gia phát biểu ý kiến, đa số đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật và phạm vi sửa đổi của dự án Luật với các lý do được thể hiện trong Tờ trình của Chính phủ. Việc sửa đổi Luật nhằm thể chế quan điểm, chủ trương, chính sách về quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội tại Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát sinh trong thực tiễn và khắc phục những bất cập của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành. Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định khác trong các luật có liên quan; rà soát, đánh giá để bảo đảm tính tương thích của dự thảo Luật với các điều ước, cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đồng thời, nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam để tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự án Luật.

Đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga phát biểu tại buổi thảo luận tổ chiều ngày 31/5/2022

Tham gia phát biểu ý kiến thảo luận tại tổ, đại biểu Huỳnh Thị Hằng Nga cơ bản thống nhất với dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội phát huy các quyền làm chủ của nhân dân, qua đó đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn bị vi phạm ở nhiều nơi nhiều lĩnh vực do chưa có chế tài xử lý. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa được cụ thể, đầy đủ sau khi Hiến pháp và các Luật ban hành sau Hiến pháp 2013 có nhiều quy định mới liên quan đến quyền làm chủ và quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Do đó, để việc thể chế đầy đủ chủ trương của Đảng cụ thể hóa Hiến pháp đảm bảo thống nhất đồng bộ khắc phục hạn chế bất cập trong thực tiễn việc ban hành luật và các Nghị định có liên quan là hết sức cần thiết. Đại biểu đánh giá cao sự chuẩn bị của cơ quan soạn thảo, đã tiếp thu và trình dự thảo luật trong kỳ họp lần này. Qua nghiên cứu dự thảo luật, tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật thẩm tra và các Nghị định liên quan về dự án luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. 
Tại khoản 14, Điều 9 của dự thảo luật quy định những nội dung chính quyền địa phương cấp xã phải công khai, những nội dung khác theo pháp luật đề xuất bổ sung thêm quy định của Hiến pháp. Vì hiện nay có một số nội dung trong Hiến pháp vẫn chưa được cụ thể hóa bằng luật nhằm thể hiện quyền dân chủ của nhân dân được quy định tại Hiến pháp 2013, thông qua trưng cầu dân ý đã thể hiện rất rõ. Thực tế cho thấy địa phương nào thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở thì ở đó kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, cộng đồng dân cư đoàn kết, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, ngược lại, nơi nào xem nhẹ dân chủ để mất dân chủ, cán bộ xa rời quần chúng nhân dân, quan liêu, cửa quyền, hách dịch. Thông qua đó, phê phán nghiêm túc những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ gây rối, chống tập trung quan liêu, khắc phục dân chủ hình thức.
Về kiểm soát quyền lực Nhà nước chưa được ban hành cụ thể, việc giám sát phản biện xã hội để có cơ sở pháp lý cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, thông qua Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân một cách hiệu quả. Giám sát phản biện xã hội của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Mặc dù có các quy định liên quan, nhưng luật chưa rõ ràng, cụ thể. Thực tế cho thấy, ở địa phương nào thực hiện tốt dân chủ cơ sở thì ở địa phương đó phát triển kinh tế xã hội, đời sống được nâng cao, cộng đồng dân cư được trật tự, an toàn xã hội được thực hiện tốt.
Tại Điều 22 của dự thảo luật, những nội dung tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định. Cụ thể, tại Khoản 5 của dự thảo quyết định hành chính của UBND cấp xã có liên quan đến lợi ích cộng đồng, đề xuất bổ sung các văn bản pháp luật, các chủ trương của nhà nước. Bởi theo Chỉ thị 30 của Bộ chính trị, người dân được quyền cung cấp thông tin gồm pháp luật và các chủ trương chính sách nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hằng ngày của nhân dân tại cơ sở.
Tại Điều 64 về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở, tại khoản 2, đề nghị cụ thể việc tăng cường công tác truyền thông, vì chưa cụ thể hóa trong quy định của luật dẫn đến tùy nghi thực hiện số liệu, số cuộc tuyên truyền như thế nào là hiệu quả nên cụ thể hơn; tại khoản 3 việc đánh giá mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã và cơ quan đơn vị làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất phải có quy chuẩn thang đánh giá định lượng tránh định tính sẽ thuyết phục hơn; tại khoản 4, về ứng dụng công nghệ thông tin khoa học kỹ thuật phương tiện kỹ thuật và bảo đảm được cần thiết khác cho việc thực hiện dân chủ cơ sở.
Về chế độ kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cơ sở xã phường thị trấn hiện khó khăn kinh phí điều kiện hoạt động nhân sự các nghị định phải quan tâm giúp cơ sở thực hiện tốt. Đồng thời, đề nghị bổ sung một số quy định về hành vi bị nghiêm cấm chế tài và hình thức xử lý vi phạm luật thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tại dự thảo Nghị định chi tiết về xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước của thôn, tổ phân phố. Tại Chương 1 quy định chung, quy định về hương ước, quy ước nhưng nội dung cụ thể ý nghĩa thế nào là hương ước, quy ước, dấu 3 chấm còn nhiều, nên chưa cụ thể rõ ràng.
Tại Điều 3 về mục đích xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước bổ sung phát huy vai trò làm chủ của nhân dân tại điều này. Chỉ nêu và phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo vệ giữ gìn phát huy các giá trị truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp.
Tại Điều 6 chương II, soạn thảo theo hương ước, quy ước, lấy ý kiến về chủ trương xây dựng hương ước, quy ước thẩm quyền tổ chức cuộc họp lấy ý kiến. Việc quy định như vậy chưa rõ ai là người thực hiện? việc tổ chức cuộc họp lấy ý kiến cũng không rõ ràng. Vai trò chủ thể là ai cần phải có quy định.
Tại Điều 7 và Điều 8 về lấy ý kiến về hương ước, quy ước, thông qua hương ước, quy ước cần phải được cụ thể, rõ ràng hơn như dự thảo Nghị định, thì theo yêu cầu thực hiện theo quy định của luật thực hiện dân chủ ở cơ sở là chưa đầy đủ, còn chung chung, rất khó triển khai trong thực tế. 
Tại khoản 2 Điều 9 về công nhận hương ước, quy ước quy định điều kiện công nhận hương ước chưa thấy Nghị định nêu trong các điều kiện cần và đủ để được công nhận hương ước, quy ước là gì? Cũng như thời điểm thi hành hương ước, quy ước chưa rõ.
Tại Điều 10 về sửa đổi bổ sung thay thế hương ước, các trường hợp sửa đổi bổ sung, thay thế hương ước quy ước chưa cụ thể, trình tự thủ tục sửa đổi bổ sung thay thế hương ước cũng không rõ ràng.
Tại Điều 18 về kinh phí thực hiện, cần đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước, nguồn do cộng đồng dân cư tự bảo đảm. Nếu ghi như dự thảo thì chưa rõ chưa cụ thể, rất khó có sơ sở chi cho vấn đề trên cần quy định chi tiết hơn tuyên truyền phổ biến, lấy ý kiến sửa đổi bổ sung.
Tại dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết nhập danh sách cử tri trình tự, thủ tục nhân dân bàn quyết định lấy ý kiến nhân dân và tổ chức, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân…

Đại biểu Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH 
tỉnh Trà Vinh phát biểu tại buổi thảo luận chiều ngày 31/5/2022

Tham gia tại buổi thảo luận, đại biểu Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh cơ bản đồng tình với dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Trong thời gian qua, thông qua báo chí, các vụ việc về bạo lực gia đình ngày càng tăng, theo số liệu thống kê của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng đài 1900969680 đã tiếp nhận hơn 1300 cuộc gọi, tăng khoảng 140% so với năm 2020, trong đó có khoảng 83% các cuộc gọi liên quan đến bạo lực gia đình; … Tuy Luật phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực nhưng vẫn còn một số điểm bất cập, đại biểu thống nhất cao với ban soạn thảo đã chú trọng rất nhiều nội dung, đặc biệt là chế tài, công tác phòng ngừa hơn là chống để có hướng xử lý. 
Nhằm đảm bảo Luật đi vào cuộc sống, đủ sức ảo vệ quyền con người, đại biểu bổ sung một số nội dung: quy định về ưu tiên cho phòng ngừa bạo lực gia đình, đề nghị cần có những giải pháp quyết liệt hơn, rõ trách nhiệm hơn, có những trường hợp do đặc điểm văn hóa, vùng miền, văn hóa của người dân, phần lớn nạn nhân bị bạo hành phải chịu đựng; cần nâng cao ý thức của người dân trong tố giác hành vi bạo lực gia đình, cần có chế tài cụ thể cộng với Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở để hiệu quả hơn, cần làm rõ chế tài biết mà im lặng không hành động, cần có quy định bảo vệ người báo tin, tránh trường hợp bị trả thù từ phía người thực hiện hành viên bạo lực gia đình.
Bên cạnh đó, việc quy định cấm tiếp xúc, người có hành vi bạo lực gia đình không tiếp xúc nạn nhân trong thòi gian thực hiện cấm tiếp xúc và loại bỏ quy định 50m như trong dự thảo sửa đổi Luật hiện nay chưa hợp lý, vì với khoảng cách này thực sự chưa đảm bảo an toàn cho nạn nhân của bạo lực gia đình và cũng gây khó khăn trong việc giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc; cần tăng cường xử phạt hành chính hơn. Đề nghị bổ sung chế tài tương xứng đối với hành vi bạo lực tình dục, trên thực tế hành vi này ít bị phát giác, do văn hóa người Việt có tâm lý né tránh, nhưng rất cần thiết trong bảo vệ nạn nhân bị bạo lực tình dục. 
Tại Khoản 1, Điều 35 của dự thảo luật, đề nghị thay chỉ cần có hành vi bạo lực gia đình nếu sự việc đủ điều kiện Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân ra quyết định cấm tiếp xúc, không cần đòi hỏi có yêu cầu của nạn nhân. 
Đối với Luật dân chủ ở cơ sở, đại biểu băn khoăn về tên gọi của Luật, nhưng trong phần giải thích từ ngữ thì không nêu lên khái niệm dân chủ là gì. Trong từ điển Tiếng Việt có nêu: “Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam”, đây là Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở thì phải nêu rõ khái niệm dân chủ là gì? Và khái niệm rõ dân chủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là dân chủ của xã hội chủ nghĩa khác với dân chủ của các nước trên thế giới.
Luật dân chủ ở cơ sở, theo đại biểu, dân chủ có 3 khái niệm cơ bản: thứ nhất, dân chủ là cái làm nền tảng trong quan hệ với những cái xây dựng trên đó hoặc dựa trên đó mà tồn tại phát triển; thứ hai cơ sở là đơn vị cấp cuối cùng nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động như sản xuất, kinh doanh, công tác của một hệ thống tổ chức trong quan hệ với các bộ phận lãnh đạo cấp trên; thứ ba, cơ sở là người hoặc nhóm người làm chỗ dựa trong quan hệ với tổ chức dựa vào những người đó để hoạt động bí mật.
Khái niệm trong Luật dân chủ cơ sở này chính là khái niệm thứ hai, là cấp đơn vị cuối cùng. Tuy nhiên trong dự thảo luật gồm 6 Chương, 56 Điều, trong đó không chỉ nói về thực hiện dân chủ ở cơ sở mà tại Chương 2 còn nói về dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Chương 3 về dân chủ nội bộ trong nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Chương 4 về thực hiện ở doanh nghiệp, Chương 5 về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đại biểu cho rằng như vậy là chưa phù hợp với tên gọi với nội dung, đề nghị Ban Soạn thảo xem lại, chỉ để tên Luật thực hiện dân chủ, như vậy sẽ mang tính bao quát hơn. 

Đại biểu Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 
Phát biểu tại buổi thảo luận tổ 13 chiều ngày 31/5/2022

Tham gia phát biểu tại buổi thảo luận, đại biểu Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đồng tình với việc cần thiết ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), luật đã thể hiện sự cương quyết của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết vấn nạn bạo lực gia đình, hướng tới xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, hạnh phúc cũng như sự nghiêm túc, chủ động của Việt Nam trong việc thực hiện các điều ước và cam kết quốc tế đã tham gia.
Tại điểm c, Điều 11 về quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình. Đại biểu băn khoăn việc được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của luật này, thực tế hiện nay ở cơ sở còn một số nơi chưa trang bị đầy đủ để cho người bị bạo lực an tâm tạm lánh; việc giữ bí mật nơi tạm lánh, khó có thể giữ được bí mật hoặc cũng có thể không cần giữ bí mật theo yêu cầu của người bị bạo lực. Vì cơ sở tạm lánh nếu như ở xã phường thì phải được công khai đây là cơ sở tạm lánh của xã phường thì khó ghi bí mật hoặc cần có trụ sở tạm lánh bí mật hay không? Nhà tạm lánh phòng chống bạo lực gia đình cũng cần phải bố trí một số phòng (trong trường hợp có một số đối tượng tạm lánh cho nam, nữ, người già, trẻ em). Trong thời gian tới rất cần sự quan tâm bố trí nguồn lực cho cơ sở.
Tại Điều 19 về tư vấn phòng, chống bạo lực tại cơ sở khám chữa bệnh, đề nghị bổ sung các cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là các tổ chức chính trị xã hội tại khoản 1, Điều 19. Cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm trợ giúp pháp lý, các tổ chức chính trị xã hội cũng là các cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình theo nội dung tại khoản 1 Điều 17 luật này. Vì như chúng ta đã biết, ở cơ sở có các hội viên đoàn thể như phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên, cựu chiến binh, người cao tuổi… thì tham gia sinh hoạt chi tổ hội hàng tháng, quý và thường xuyên chia sẻ tâm tư, tình cảm về các vấn đề trong các cuộc họp qua đó nắm bắt, chia sẻ khi có các vấn đề cần được bảo vệ. 


Tin, ảnh: Thúy Oanh

 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 26
  • Hôm nay: 2134
  • Trong tuần: 24 604
  • Tất cả: 3057202