Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thảo luận tại Tổ 6 về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 30/5/2023, dưới sự điều hành của ông Bùi Minh Châu, UVBCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Tổ thảo luận số 6 tiến hành  thảo luận dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Tại buổi thảo luận, đã có 08 đại biểu tham gia phát biểu ý kiến đối với 02 dự thảo Nghị quyết, tập trung vào một số nội dung trọng tâm về tên gọi của Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; đối tượng lấy phiếu tín nhiệm; những trường hợp không tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, việc báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm; về quản lý đô thị và tài nguyên môi trường đối với dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề tiền lương tăng thêm, điều khoản thi hành và một số vấn đề quan trọng khác đối với dự thảo Nghị quyết này cũng được các đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh có 03 đại biểu tham gia phát biểu thảo luận.

ĐBQH Trần Quốc Tuấn - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh
phát biểu thảo luận tổ chiều ngày 30/5/2023 (ảnh: Minh Triều)

Tham gia thảo luận, đại biểu Trần Quốc Tuấn thống nhất cao với tên gọi dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), tuy nhiên, đối với nội dung nghiêm cấm việc vận động để có lợi cho mình hay vận động để lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, làm giảm uy tín ảnh hưởng đến người khác, đại biểu Tuấn cho rằng quy định này là hoàn toàn đúng và phù hợp với thực tiễn; bên cạnh đó, đại biểu cho rằng việc quy định “Trường hợp vi phạm pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật”, còn chung chung và mang tính định tính nhiều hơn định lượng, khi có vấn đề xảy ra là rất khó xử lý, đồng thời thực tế hiện nay có nhiều trường hợp vận động để tổ chức lấy phiếu, bỏ phiếu cho mình làm ảnh hưởng đến người khác, thì mức độ nào là vi phạm và không vi phạm cần quy định rõ để không gây khó khăn trong việc áp dụng; đồng thời, đại biểu cho rằng hiện nay với sự phát triển của công nghệ 4.0 trước thực trạng phát triển của mạng xã hội ngày nay thì rất khó kiểm soát, có nguy cơ ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm thì xử lý như thế nào cũng cần phải nghiên cứu để đảm bảo thực hiện tốt Nghị quyết nêu trên.
Đồng thời, đại biểu Tuấn cũng đồng tình, thống nhất cao với dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh vì hiện nay là rất cần thiết, qua đó đại biểu đề nghị nên có cơ chế rộng hơn, thoát hơn nữa để Thành phố Hồ Chí Minh có thể phát triển vượt trội so với với tỉnh khác và làm đầu tàu dẫn dắt các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phát triển, nếu thành công sẽ nhân rộng sang các tỉnh khác, nếu không thành công thì đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh các quy định được chặt chẻ hơn.

ĐBQH Thạch Phước Bình – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh
phát biểu thảo luận tổ chiều ngày 30/5/2023 (ảnh Minh Triều)

Tiếp tục tham gia phiên thảo luận Tổ đối với dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), đại biểu Thạch Phước Bình tham gia ý kiến đối với phạm vi, đối tượng lấy phiếu tín nhiệm; thời gian lấy phiếu tín nhiệm; tiêu chí đánh giá tín nhiệm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Trên cơ sở đó, về đối tượng áp dụng lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Bình rất băn khoăn và cho rằng đây là những chức vụ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, tuy nhiên, đại biểu cho rằng việc Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm mang tính chất cào bằng như thế là không phù hợp do lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp là khác nhau và đòi hỏi năng lực điều hành công việc của người đứng đầu là khác nhau, khi đó kết quả lấy phiếu tín nhiệm chỉ căn cứ vào phiếu tín nhiệm cao, tín nhiệm hay tín nhiệm thấp mà người đó nhận được mà không tín đến đặc thù công việc là không phù hợp và đặc biệt là cùng một thời điểm lấy phiếu tín nhiệm, cùng tiêu chí thang bậc đánh giá thì kết quả đánh giá khó có thể mang tính đúng đắn khách quan và công bằng, từ đó đại biểu đề nghị xác định lại phạm vi, đối tượng áp dụng lấy phiếu tín nhiệm, theo đó, Quốc hội chỉ lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước; không nên quy định lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội đối với những người giữ chức vụ trong cơ quan lập pháp như Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội; theo đại biểu Bình, việc đề xuất nêu trên bởi các lý do như sau: thứ nhất, xuất phát từ tính chất công việc của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp là khác nhau và đặc biệt là các chức vụ thuộc cơ quan lập pháp do cơ quan Quốc hội bổ nhiệm là thực hiện nhiệm vụ điều phối, khi đó Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, trực tiếp thực hiện các công việc nhà nước, đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước, đề xuất chính sách pháp luật để thực thi, các chức vụ trong cơ quan hành pháp thực hiện nhiệm vụ, công việc liên quan đến đời sống nhân dân, trực tiếp chịu trách nhiệm về các vấn đề nóng của xã hội, tính trách nhiệm cũng như tính va chạm của các cơ quan này rất cao; Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng, trách nhiệm cá nhân nhìn thấy ngay qua công việc; đối với các chức vụ thuộc cơ quan tư pháp được Hiến pháp quy định rõ, vì vậy việc đánh giá tín nhiệm những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan này là cần thiết; thứ hai, xuất phát từ kết quả lấy phiếu tín nhiệm các nhiệm kỳ qua, hầu hết một số chức danh đầu ngành thì các chức vụ trong khối lập pháp có số tín nhiệm cao hơn khối hành pháp; thứ ba, các nước trên thế giới phần lớn không có quốc gia nào quy định cơ quan lập pháp tự đánh giá, xếp loại như nước ta hiện nay.
Tiếp theo là căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm, có quy định về phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và trước khi đánh giá người được đánh giá có báo cáo bằng văn bản, tuy nhiên các tiêu chí đặc ra trong nội dung báo cáo còn mang tính chung, tuy trong dự thảo Nghị quyết có nêu Đại biểu Quốc hội hay Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng giám sát nhưng rất khó để đánh giá nhận xét vì vậy đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu để có quy định tiêu chí rõ hơn.
Về thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cũng được đại biểu Bình quan tâm, cho rằng quy định như dự thảo là chưa phù hợp vì trong trường hợp đối tượng được tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cao đạt thấp thì không có cơ hội sửa sai và trong trường hợp có phiếu tín nhiệm thấp đạt số phiếu cao thì phải từ chức hoặc được miễn nhiệm hoặc tự nghỉ việc, đây là trường hợp được nghỉ an toàn, do gần hết nhiệm kỳ, vì vậy đại biểu Bình đề nghị nên tổ chức đánh giá hàng năm vào kỳ họp cuối năm của Quốc hội làm cơ sở đánh giá do phù hợp với Luật cán bộ, công chức, đồng thời việc đánh giá cán bộ công chức vào cuối năm thì đại biểu Quốc hội sẽ có những kết quả của Bộ trưởng, trưởng ngành để đại biểu Quốc hội đánh giá chính xác hơn; đồng thời, trình tự lấy phiếu tín nhiệm, trình tự bỏ phiếu tín nhiệm chưa được quy định cụ thể, vì vậy đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nội dung này để tiến hành đánh giá cho phù hợp, rõ ràng dễ theo dõi.
Đối với dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Bình cơ bản thống nhất với cơ chế chính sách dự thảo Nghị quyết đã nêu, tuy nhiên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo quan tâm thêm một số nội dung về phát triển vùng, đại biểu đề nghị trong dự thảo Nghị quyết nên bổ sung thêm các cơ chế chính sách để hỗ trợ, ưu đãi để Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện vai trò là đầu tàu, đầu mối phát triển và liên kết vùng, đặc biệt là vùng Đông Nam bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cụ thể đề nghị cơ quan trung ương, Bộ Giao thông vận tải tạo điều kiện và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long và vùng lân cận tạo sự lưu thông giúp phát huy nguồn lực cho liên kết vùng, từ đó có thể chế thu hút nguồn lực giúp cho quá trình đô thị hóa của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trong vùng, đồng thời, đề xuất Bộ Giao thông vận tải quan tâm để Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thêm Đường vành đai 4; có giải pháp tập trung đẩy mạnh để Thành phố Hồ Chí Minh có thể hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là hỗ trợ giúp Thành phố Hồ Chí Minh tiên phong, chủ động sớm hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Thủ Đức giai đoạn 2022 - 2030 tầm nhìn 2050, đồng thời tham sớm ban hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050; nghiên cứu bổ sung các giải pháp để chú trọng môi trường, xã hội và đi đôi với phát triển kinh tế-xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc giải quyết dứt điểm các điểm yếu về xã hội, môi trường hiện tại như năng lực y tế, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, phát triển nhà ở, việc làm và chú trọng yếu tố phát triển bền vững, phát triển xanh trong chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, các sở, ban ngành, doanh nghiệp thành phố và đặc biệt là kiến tạo môi trường khuyến khích nhân rộng các sáng kiến mô hình phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, đại biểu đề nghị xem xét, bổ sung những vấn đề này vào Điều 6 của dự thảo Nghị quyết về quản lý đô thị và môi trường.

ĐBQH Bế Trung Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh phát biểu thảo luận tổ chiều ngày 30/5/2023 (ảnh: Minh Triều)

Tham gia phát biểu trước khi kết thúc phiên thảo luận tổ về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, đại biểu Bế Trung Anh cho rằng cơ quan soạn thảo đã đặt tên Nghị quyết là theo hành vi, không theo mục tiêu quy định tại Điều 4 của dự thảo Nghị quyết, theo đó, đại biểu cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đều là thực hiện mức độ tín nhiệm, để tiết kiệm thời gian, đại biểu đề nghị chỉ thực hiện một bước lấy phiếu là tín nhiệm và không tín nhiệm, sau đó quy định cụ thể đạt số phiếu từ bao nhiêu % trở lên là tín nhiệm cao, đạt bao nhiêu % là tín nhiệm thấp và  bao nhiêu % là không tín nhiệm; đối với cơ chế đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu đề nghị phát triển đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết, tuy nhiên cần rà soát quy định sâu hơn, đồng thời kết hợp phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn minh, văn hóa.

B.T.Loan 
Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh Trà Vinh

 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 123
  • Hôm nay: 809
  • Trong tuần: 25 076
  • Tất cả: 3058526