Ban Dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
Ngày 29/5/2020, Đoàn giám sát Ban Dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh do ông Sơn Tươi, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn giám sát gồm: Ủy viên Ban Dân tộc, đại biểu HĐND tỉnh là Trưởng các Ban của HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tại Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Cầu Ngang và Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Châu Thành.

Đoàn giám sát của Ban Dân tộc của HĐND tỉnh làm việc
tại Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Cầu Ngang

Trên địa bàn huyện Cầu Ngang có 08 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ; có 34,87% dân số là người dân tộc thiểu số (Khmer và Hoa); có 54 Trường, trong đó có 16 trường Mầm non - Mẫu giáo, 22 trưởng Tiểu học, 02 trường Tiểu học - THCS, 13 trường THCS và 01 trường Dân tộc nội trú THCS; có 40 căn nhà công vụ cho giáo viên, hiện đang sử dụng 34 căn. 
Trên địa bàn huyện Châu Thành có 40 Trường, trong đó có 14 trường Mầm non - Mẫu giáo, 14 trưởng Tiểu học, 01 trường Tiểu học - THCS, 10 trường THCS và 01 trường Phổ thông dân tộc nội trú - THCS; có 13 trường đạt chuẩn quốc gia; phòng học kiên cố đạt 63,79%; có 8.408 học sinh là người dân tộc thiểu số, chiếm 37,65% tổng số học sinh của huyện, trong đó có 1.782 học sinh dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, chiếm 21,19% số học sinh dân tộc thiểu số; có 93 cán bộ quản lý và 1.398 giáo viên, nhân viên.
Qua giám sát cho thấy, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Cầu Ngang và huyện Châu Thành có quan tâm tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn, kịp thời chi trả các chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh thuộc đối tượng hưởng lợi của các chính sách; cụ thể như: 
Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ, Thông tư số 109/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục - Đào tạo, huyện Cầu Ngang đã chi hỗ trợ với tổng số tiền là 8.229.634.337đ và 9.180kg gạo, huyện Châu Thành đã chi hỗ trợ với tổng số tiền là 7.385.236.658đ và 16.164kg gạo.
Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006, Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010,  Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 và Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ, huyện Cầu Ngang đã chi hỗ trợ với tổng số tiền là 24.968.249.226đ, huyện Châu Thành đã chi hỗ trợ với tổng số tiền là 37.284.257.802đ.
Thực hiện chính sách dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ, năm 2019 huyện Cầu Ngang đã hoàn thành hồ sơ mở lớp và quyết toán kinh phí cho giáo viên và nhà sư theo định mức của UBND tỉnh cho 20 điểm chùa có dạy bổ túc văn hóa với tổng số tiền là 400.374.000đ. 
Thực hiện chính sách cử tuyển, trong năm 2020 huyện Cầu Ngang đã nhận 09 hồ sơ cử tuyển, chọn được 07 hồ sơ; Hội đồng cử tuyển của tỉnh xét duyệt được 03 hồ sơ và hiện tại 03 em đang học Bác sỹ Đa khoa của Trường Đại học Cần Thơ.

Đoàn giám sát của Ban Dân tộc của HĐND tỉnh làm việc tại Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Châu Thành

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số còn một số mặt hạn chế, khó khăn như: một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà thuộc diện hộ nghèo nhưng không nằm trong đối tượng được hỗ trợ theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ; cùng được xét là hộ nghèo nhưng học sinh thuộc hộ nghèo N1 thì được hưởng hỗ trợ chi phí học tập còn học sinh thuộc hộ nghèo N2 thì không được hưởng; tiêu chuẩn để hưởng chế độ cử tuyển theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 và Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ tương đối cao, từ đó số lượng học sinh được cử tuyển rất ít; cơ sở vật chất tuy được tăng cường hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học, một số trường thiếu phòng chức năng, thiếu sân chơi, bãi tập, thiếu trang thiết bị dạy và học, thiếu đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp;...

Kết luận buổi giám sát, ông Sơn Tươi - Trưởng ban dân tộc HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát ghi nhận những mặt làm được, đề nghị các đơn vị khắc phục tồn tại, hạn chế; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện tốt chính sách, phát luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn trong thời gian tới.

                                                                                                                   Hồng Lý

 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
70 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
Người đại biểu nhân dân










Thống kê truy cập
  • Đang online: 19
  • Hôm nay: 2452
  • Trong tuần: 24 922
  • Tất cả: 3057520