Càng Long: Phấn đấu đến năm 2030 giảm tối thiểu 10% thiệt hại về người do thiêu tai gây ra.

Ngày 31/10/2023, UBND huyện Ban hành kế hoạch số 97/KH-UBND thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn huyện Càng Long.

Cồn hô thường xuyên bị sạt lở

Theo đó, mục tiêu chung nhằm quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1651/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai đến năm 2030; Quyết định số 857/QĐ-UBND ngày 02/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia đến các ngành, các cấp trên địa bàn huyện nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phòng, chống thiên tai và giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản, bảo vệ những thành quả phát triển kinh tế, xã hội của huyện, hướng dẫn phát triển bền vững, xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai sau năm 2030 và chủ động phòng ngừa sau năm 2045.

Kế hoạch đề ra mục tiêu cụ thể và một số chỉ tiêu đến năm 2030: Triển khai thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và phòng, chống thiên tai; nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai của từng bộ phận Nhân dân và cộng đồng; tăng cường khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng; xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chủ động phòng, chống, giảm thiệt hại do thiên tai.

Giảm tối thiểu 10% thiệt hại về người so với giai đoạn 2010 - 2020, trong đó tập trung giảm thiệt hại sạt lở; thiệt hại về kinh tế thấp hơn giai đoạn 2010 – 2020 và không vượt quá 1,2% GDP bình quân hàng năm.

Dự báo, cảnh báo thiên tai kịp thời, bảo đảm độ tin cậy; 100% cơ quan, tổ chức và hộ gia đình vùng bị ảnh hưởng của thiên tại trên địa bàn huyện được tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin về thiên tai.

Nâng cao năng lực của lực lượng tham mưu hỗ trợ chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phấn đấu đáp ứng được yêu cầu tham mưu, hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo phòng, chống thiên tai theo thời gian thực.

Nhận thức về rủi ro thiên tai và kỹ năng phòng, chống thiên tai của các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân, nhất là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai được nâng cao. Phấn đấu 100% cơ quan hành chính các cấp, tổ chức và hộ gia đình vùng ảnh hưởng thường xuyên của thiên tai được tiếp cận đầy đủ thông tin, tài liệu về thiên tai và rủi ro thiên tai, hiểu biết kỹ năng phòng tránh thiên tai; 100% lực lượng làm công tác phòng chống thiên tại được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và trang thiết bị cần thiết, 100% tổ chức, hộ gia đình đảm bảo các yêu cầu phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.

Các công trình cơ sở hạ tầng, nhà ở của người dân đủ khả năng chống chịu trước thiên tai theo mức thiết kế, từng bước nâng cấp đáp ứng yêu cầu về quản lý rủi ro thiên tai trong các điều kiện tác động của biển đổi khí hậu. Tập trung khắc phục, xử lý 100% vị trí trọng điểm đê xung yếu; người dân sống ở khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở được bảo đảm an toàn, hạn chế bị rủi ro khi xảy ra thiên tai; 100% khu vực trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai được theo dõi, giám sát chủ động.

UBND huyện giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với ban, ngành, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hằng năm, tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Ủy ban nhân dân huyện; rà soát, tham mưu, đề xuất xây dựng và ban hành các quy định về phòng, chống thiên tại theo thẩm quyền; tham mưu kiện toàn cơ quan tham mưu chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tại của huyện bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống thiên tai. Đồng thời chủ trì, phối hợp với các ban, ngành và địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai theo thời gian thực hiện, đáp ứng yêu cầu ứng phó kịp thời, chính xác, hiệu quả./.

Minh Hiếu












Thống kê truy cập
  • Đang online: 32
  • Hôm nay: 2233
  • Trong tuần: 21,921
  • Tất cả: 3,248,234