Trái Gấc Càng Long hướng đến thương hiệu OCOOP
Gấc là loại cây trồng mới và còn khá xa lạ với người dân huyện Càng Long. Ban đầu loại cây này được Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh triển khai thực hiện mô hình trồng thâm canh tổ chức thực hiện mô hình thí điểm tại xã Phương Thạnh, huyện Càng Long với diện tích 1,05 ha. Mô hình thực hiện nhằm mục tiêu đa dạng hóa giống cây trồng, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho nông dân, thời gian thực hiện mô hình từ tháng 01/2016 đến tháng 7/2017 với sự tài tợ kinh phí của Dự án thích ứng biến đổi khí hậu AMD Trà Vinh

Anh Phong và các thành viên dự án AMD kiểm tra vườn gấc

 Đầu năm 2017, khi đang trăn trở tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp trên mảnh vườn nhà mình, qua tìm hiểu trên thông tin đại chúng và đi tham quan thực tế ông Đồng Thanh Phong, sinh năm 1981, cư ngụ ấp Số 2, xã Mỹ Cẩm tình cờ biết đến mô hình trồng gấc cao sản. Thấy cây gấc dễ trồng, lại phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, ông Phong đã mạnh dạn lên 1,05 ha đất vườn sang trồng gấc cao sản nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, năng suất cây gấc cao sản tăng theo từng năm với giá bán thị trường luôn ổn định khoảng 15.000/kg. Sau 6 tháng trồng và chăm sóc, cây gấc bắt đầu cho thu hoạch, ông bán cho các thương lái ở các tỉnh lân cận. Khi gấc cho trái đồng loạt nhận thấy bán gấc thô sẽ không có lãi cao ông quyết định mua máy về chế biến và thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Phát DOPHACO chuyên chế biến sản phẩm từ trái gấc. Sản phẩm của xuất ra là tinh dầu và bán cho các công ty dược, mỹ phẩm ở trong và ngoài nước. Năm 2018 hợp tác xã được dự án AMD hỗ trợ 960 triệu đồng để đầu tư dây chuyền sản xuất, tổng kinh phí đầu tư cho nhà máy chế biến gấc của hợp tác xã khoảng 5,5 tỷ đồng và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh chứng nhận sản phẩm tinh dầu gấc của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Phát DOPHACO đạt sản phẩm Công nghiệp Nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2020. Khi nhà máy đi vào hoạt động ông đã mở rộng diện tích trồng gấc sang huyện Cầu Kè với trên 100 ha. Đây cũng là vùng nguyên liệu chính cho nhà máy.

Dẫn chúng tôi đi tham quan nhà máy sản xuất gấc, ông Phong vui vẻ cho biết: Tôi làm và tạo việc làm thêm, nâng cao thu nhập cho gia đình và bà con trong ấp bình quân có 6 lao động làm việc thường xuyên tại nhà máy thu nhập từ 4,5 triệu đồng trở lên. Hiện nay sản phẩm từ gấc đang là nguồn nguyên liệu chính được sử dụng trong việc chế biến tinh dầu cung cấp cho các công ty dược, chế biến mỹ phẩm liệu và sản xuất các loại thực phẩm được thị trường ưa chuộng; thị trường tiêu thụ gấc cũng tương đối rộng, cung ứng trong và ngoài tỉnh, ngoài ra gấc còn được tiêu thụ trong hệ thống siêu thị Coopmart trên toàn quốc.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây gấc mang lại khá cao và giá cả ổn định mô hình trồng gấc cao sản như của ông Phong cần nhân rộng và đưa cây gấc vào chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp của huyện, trong thời gian tới cùng với việc định hướng cho người dân phát triển cây gấc thành sản phẩm hàng hóa, các địa phương cần quy hoạch vùng trồng tập trung, tránh manh mún, nhỏ lẻ, đồng thời liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp thu mua để đảm bảo đầu ra ổn định cho người dân. Nhất là xây dựng thương hiệu OCOOP cho trái gấc Càng Long ngày càng vươn cao, vươn xa./.

                                          Minh Hùng

                                      Đài TT Càng Long












Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 85
  • Trong tuần: 2 957
  • Tất cả: 3490248
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CÀNG LONG
- Đơn vị quản lý UBND huyện Càng Long - Số 274 QL 53, khóm 3, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0294.3882005 - Fax: 0294.3882245
- Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Càng Long" khi phát hành lại thông tin từ website này.
Designed by VNPT.