Huyện ủy Càng Long xây dựng kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học – Kỹ thuật giai đoạn 2020-2025
Với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động khoa học và công nghệ trong việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để lựa chọn và lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật mới trong công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ hữu cơ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng một số sản phẩm chủ lực và bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ tự động, công nghệ thông tin trong tưới tiêu, thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm cây trồng, vật nuôi, con nuôi chủ lực có giá trị hàng hóa và lợi thế cạnh tranh của huyện, gắn với hoạt động sở hữu trí tuệ, thương hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Áp dụng khoa khọc công nghệ để tạo ra sản phẩm tinh dầu từ trái gấc, sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao

của Cty TNHH Đồng Phát xã Mỹ Cẩm

Cụ thể trong giai đoạn 2020 – 2025, triển khai từ 10 - 12 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ; 15 - 20 mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ với tổng kinh phí từ 03 tỷ đến 05 tỷ đồng, trong đó nhóm đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ chiếm khoảng 60 - 70% tổng kinh phí; Hỗ trợ 05 nhãn hiệu thông thường, 01 kiểu dáng công nghiệp, 01 sáng chế/giải pháp hữu ích; Hỗ trợ cho 02 doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất.

Trên cơ sở đó ngày 22 tháng 7 năm 2021, Huyện ủy đã xây dựng Kế hoạc số 43 - KH/HU “Về triển khai thực hiện Chương trình số 14-CTr/TU, ngày 26/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2020 - 2025”

Ban Thường vụ Huyện ủy đã đề ra Sáu nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện việc nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật giai đoạn 2020 – 2025 gồm

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là người đứng đầu đơn vị, địa phương về bản chất và xu thế phát triển của việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng, là động lực lớn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và phát triển bền vững, là tiền đề quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế, xác định rõ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là đối với công nghệ sinh học, công nghệ hữu cơ, công nghệ cao là cơ bản, tất yếu và dài hạn, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, xác định doanh nghiệp là nhân tố trung tâm để đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất lao động. Các cấp ủy, chính quyền các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và phân công trách nhiệm cho từng cấp, từng ngành, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện.

2. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể:

- Trong lĩnh vực trồng trọt: chọn lọc, nghiên cứu phát triển nuôi trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, chú trọng các loại dược liệu có tại địa phương, có khả năng thương mại hóa, các giống cây trồng có khả năng chịu hạn, mặn, nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, nuôi cấy phôi, ghép giống cây kiểng, cây ăn trái... đảm bảo đồng đều về năng suất, chất lượng; nghiên cứu và hoàn thiện các quy trình chế biến sản phẩm nông sản truyền thống của địa phương theo hướng ứng dụng công nghệ sinh học nhằm kéo dài thời gian bảo quản cũng như nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ trong sản xuất tại một số vùng trọng điểm đối với sản phẩm chủ lực của huyện.

- Trong lĩnh vực chăn nuôi: Ứng dụng các thành tựu về công nghệ, về giống để chọn tạo một số giống vật nuôi theo hướng chất lượng thịt; ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra các sản phẩm phục vụ trong chăn nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh và đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu nhân rộng một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao; một số loài nuôi mới có khả năng thương mại hóa, ứng dụng công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản như: tôm càng xanh, cá thát lát cườm, cá chạch lấu, lươn thương phẩm trên bể bạt,... tập trung nghiên cứu, chế biến và bảo quản sau thu hoạch nâng cao giá trị các sản phẩm.

3. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu xây dựng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu ứng phó các tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, triển khai các dự án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ mới, cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất.

4. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả công tác ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Trên cơ sở chuyển giao công nghệ, xây dựng và triển khai các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

5. Tăng cường liên kết doanh nghiệp với các viện nghiên cứu, trường đại học, trong đó tập trung vào nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp, triển khai các nhiệm vụ khoa học - công nghệ gắn với nhu cầu xã hội, chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng. Thúc đẩy việc thành lập câu lạc bộ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với cung cấp, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản.

6. Các phòng, ban, ngành huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ được giao đy mạnh việc đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp huyện, tỉnh; tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học - công nghệ cấp cơ sở gắn với nhu cầu thiết thực của ngành, địa phương mình phụ trách; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phát triển nông nghiệp 4.0; tổ chức triển khai hiệu quả một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ thiết bị; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, phát triển tài sản trí tuệ.

Để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch này, Ban Thường vụ Huyện ủy yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các ngành chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện; các xã, thị trấn cụ thể hóa thành-chương trình, kế hoạch sát với tình hình thực tế của ngành, địa phương để tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả, gắn với quy hoạch và xây dựng nông thôn mới thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện để Ban Thường vụ Huyện ủy nắm chỉ đạo. Ban Tuyên giáo Huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của hệ thống chính trị và nhân dân về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động trong mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương và tầm quan trọng của việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhằm phát huy mọi nguồn lực cho công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trên địa bàn huyện, Kế hoạch nêu rõ.

Minh Kha

 












Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 139
  • Trong tuần: 3 011
  • Tất cả: 3490302
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CÀNG LONG
- Đơn vị quản lý UBND huyện Càng Long - Số 274 QL 53, khóm 3, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0294.3882005 - Fax: 0294.3882245
- Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Càng Long" khi phát hành lại thông tin từ website này.
Designed by VNPT.