Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007

 Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh - chính trị giai đoạn 2006 -2010 của Nghị quyết Huyện Đảng bộ lần thứ IX, Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện và kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.
     Năm 2007 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ IX. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội năm 2007 đã gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên với tinh thần quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, phát huy những thành tích đạt được, Ủy ban nhân dân huyện Càng Long đã tổ chức, lãnh chỉ đạo nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hóa - xã hội năm 2007. Đạt được những kết quả như sau:
    * Tổng giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn huyện 2.214 tỷ đồng, so kế hoạch đạt 97,83%. So năm 2006 tăng 10,87% (+ 217 tỷ đồng).
    * Giá trị tổng sản phẩm toàn huyện (GDP) đạt 959 tỷ đồng, đạt 97,66% kế hoạch. So năm 2006 tăng 9,98% (+ 87 Tỷ đồng).
Trong đó:
     - Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp: 573 tỷ đồng đạt 97,23% kế hoạch. So năm 2006 tăng 33 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,75%.
     - Giá trị tăng thêm ngành thủy sản: 70 tỷ đồng, đạt 93,33% kế hoạch. So với năm 2006 tăng 01 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,29%.
     - Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: 50 tỷ đồng, đạt 98,04% kế hoạch năm. So với năm 2006 tăng 08 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,22%.
     - Giá trị tăng thêm ngành xây dựng: 119 tỷ đồng, đạt 102,59% kế hoạch. So với năm 2006 tăng 13 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,41%.
     - Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ: 147 tỷ đồng, đạt 103,52% kế hoạch. So với năm 2006 tăng 40 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,33%.
     - Huy động vốn đầu tư: 450 tỷ đồng.
     - Sản lượng lương thực có hạt:  208.843 tấn, với 42.747 ha, đạt 105,26% kế hoạch, so với năm 2006 tăng 5,26% (+14.515 tấn).
    *Ước tổng thu ngân sách theo dự toán: 19,4 tỷ đồng, đạt 99,49% kế hoạch.
    *Ước tổng chi ngân sách trên địa bàn huyện: 114,9 tỷ đồng, đạt 157,83% kế hoạch. Trong đó chi theo dự toán: 71 tỷ đồng, đạt 97,52% kế hoạch.

1. Kết quả thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - ngư nghiệp:
    - Diện tích lúa kết hợp trồng màu: 445 ha, đạt 89% kế hoạch.
    - Diện tích lúa chuyển sang trồng lác: 33 ha, đạt 110% kế hoạch.
    - Cải tạo vườn cây kém hiệu quả: 130 ha, đạt 87% kế hoạch.
    - Diện tích lúa chuyển sang trồng cây ăn quả: 243 ha, đạt 97,2% kế hoạch.
    - Diện tích trồng cỏ nuôi bò: 51 ha, đạt 102% kế hoạch.
    - Trồng nấm rơm 575.000 mét mô, đạt 104,54% kế hoạch, sản lượng 863 tấn.

2. Sản xuất nông nghiệp:   
    - Cây lúa: Tổng diện tích xuống giống 43.636 ha, đạt 99,85% kế hoạch, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2006 (-834 ha). Năng suất bình quân 4,6 tấn/ha, đạt 101,76% kế hoạch, tăng 5,74% so với cùng kỳ năm 2006 (+ 0,25 tấn/ha). Tổng sản lượng 200.543 tấn, đạt 101,62% kế hoạch, tăng 3,62% so với năm 2006 (+7.013 tấn).
   Cụ thể từng vụ như sau:
     + Vụ Đông xuân: Diện tích xuống giống 15.776 ha, đạt 108,05% kế hoạch. Năng suất bình quân 5,2 tấn/ha, đạt 92,85% kế hoạch, sản lượng 82.035 tấn, đạt 100,33% kế hoạch.
     + Vụ Hè thu: Diện tích xuống giống 14.416 ha, đạt 94,42% kế hoạch. Năng suất ước đạt 4,5 tấn/ha, đạt 94,73% kế hoạch, sản lượng 64.732 tấn, đạt 94,01% kế hoạch.
     + Vụ Thu đông: Diện tích xuống giống 13.444 ha, đạt 92,08% kế hoạch. Năng suất đạt 4 tấn/ha, đạt 125% kế hoạch. Sản lượng 53.776 tấn, đạt 115% kế hoạch.

    - Cây màu: Diện tích gieo trồng 5.787 ha, đạt 111,29% kế hoạch, tăng 3,52% so cùng kỳ năm 2006 (+ 197 ha). Trong đó: màu lương thực 1.052 ha (gồm bắp, khoai lang, khoai mì); Màu thực phẩm: 4.735 ha (rau và đậu các loại).

    - Cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích gieo trồng 1.562 ha, đạt 122,50% kế hoạch, tăng 474 ha so cùng kỳ năm trước, chủ yếu: cây lác 1.463 ha, đậu phộng 84 ha, và mía 15 ha.
 
    - Chăn nuôi:
     + Đến nay toàn huyện có 19.251 con bò, đạt 96,26% kế hoạch; 128 con trâu đạt 64% kế hoạch; trên 70.294 con heo, đạt 100,42% kế hoạch; 820 con dê. Đàn gia cầm hiện có 275.515 con.
     + Công tác phòng trừ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm: Đến nay đã tiến hành tiêm phòng vắc xin dịch cúm gia cầm đợt I và II, với 848.500 liều (gà và vịt). Tiêm phòng cho gia súc được 1.400 liều, chủ yếu với các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng và phó thương hàn. Cấp 1.102 lít thuốc tiêu độc, sát trùng, diện tích phun xịt 794.165 m2. Đồng thời, theo dõi và cấp phát 1.360 sổ vịt chạy đồng và 1.000 sổ chăn nuôi gia cầm cho các cơ sở chăn nuôi gia cầm.

    - Công tác tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật:
      Trong năm đã chuyển giao được 220 lớp, có 8.936 người dự, chủ yếu trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Đến nay đã tổ chức hội thảo 08 mô hình làm ăn có hiệu quả: nhân giống lúa, trồng đậu phộng trên đất giồng cát, nuôi cá thát lát còm.

     - Kinh tế trang trại:
      Hiện nay toàn huyện hiện còn 03 trang trại và 05 hợp tác xã đang hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp. Nhìn chung các trang trại và hợp tác xã đang hoạt động tương đối ổn định,  mang lại hiệu quả kinh tế và giải quyết được việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

3. Nuôi trồng thủy hải sản:
    - Diện tích nuôi thủy sản 1.065 ha, đạt 76,07% kế hoạch. Sản lượng thu hoạch 12.617 tấn, đạt 91,76% kế hoạch. Trong đó: sản lượng khai thác nội đồng 3.516 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 8.636 tấn, sản lượng khai thác ven bờ 465 tấn.
    - Toàn huyện hiện có 06 cơ sở ươn cá tra và 05 cơ sở sản xuất cá bột các loại. Xây dựng được 06 mô hình nuôi thủy sản, trong đó: 01 mô hình lúa kết hợp với nuôi cá trong ao, 02 mô hình nuôi tôm càng xanh, 02 mô hình nuôi cá thác lác cườm và 01 mô hình nuôi cá bóng tượng.
    - Kết hợp với Sở Thủy sản và Phân viện quy hoạch Thủy sản Miền Nam tiến hành quy hoạch nuôi cá da trơn toàn huyện với diện tích 2.518 ha.
4. Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:
    - Giá trị tổng sản lượng toàn ngành ước đạt 167 tỷ đồng, đạt 96,53% kế hoạch năm, so với năm 2006 tăng 19,71% (+27,5 tỷ đồng), với các ngành chủ yếu như: Xay xát lương thực, sản xuất gạch, chiếu lác xuất khẩu, tơ xơ dừa, hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm từ cây lác - cây dừa, sửa chữa gia công cơ khí…
    - Đến nay toàn huyện có 1.446 cơ sở sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, chủ yếu là gia công và sản xuất các mặt hàng từ cây lác, cây dừa, tổng số vốn kinh doanh trên 60 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 7.076 lao động.
    - Phối hợp với Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Trà Vinh và các ban ngành đoàn thể địa phương tổ chức mở 22 lớp dạy nghề cho 760 hội viên phụ nữ ở 10/14 xã - thị trấn, với tổng kinh phí gần 109 triệu đồng. Đồng thời, hỗ trợ 20 máy xe chỉ tơ xơ dừa cho các hộ nghèo ở xã Đức Mỹ và Huyền Hội, trị giá 13,5 triệu đồng.
    - Nghiệm thu đưa vào sử dụng cầu Hiệp Đức Thành và tuyến điện trung thế, thuộc dự án làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Đức Mỹ, vốn đầu tư 02 tỷ đồng; khởi xây dựng đường  đal vào làng nghề và tuyến điện trung - hạ thế phục vụ cho dự án làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Đức Mỹ, với tổng kinh phí 03 tỷ đồng. Thẩm định 05 dự án vay vốn cho 05 tổ hợp tác, với số tiền xin vay là 500 triệu đồng.

    * Phát triển điện nông thôn:
    - Phát triển mới 250 hộ sử dụng điện, nâng tổng số đến nay có 36.202 hộ sử dụng điện, đạt 96% tổng số hộ trên toàn huyện.
    - Tiến hành đóng điện vận hành phục vụ điện chiếu sáng vùng nông thôn được 27 tuyến ở 06 xã. Sửa chữa hệ thống đèn cao áp và xây dựng thêm tuyến cáo áp đường 19/5, thị trấn Càng Long, với tổng kinh phí 65 triệu đồng. Thực hiện Nghị định số: 106/2005/NĐ-CP của Chính Phủ, đã tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện 530 hộ trên địa bàn huyện.
    - Thông qua đề án phát triển điện lực giai đoạn 2006-1010 và có xét đến năm 2015, cụ thể: xây dựng mới 82.480 mét dây trung thế, 239.000 mét dây hạ thế, cải tạo và sửa chữa 103.002 mét trung và hạ thế, lắp đặt 346 trạm biến áp.
5. Thương mại – Dịch vụ, vận tải hành khách và bưu chính viễn thông:
    - Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ 210 tỷ đồng, đạt 95,45% kế hoạch.
    - Tổ chức họp dân lấy ý kiến đóng góp phương án đầu tư xây dựng chợ Càng Long. Tiến hành đầu tư xây dựng chợ xã Mỹ Cẩm và Nhị Long Phú, với tổng kinh phí trên 200 triệu đồng. Hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng 06 căn phố chợ xã Tân An.
    - Phối hợp cùng Ban quản lý chợ Càng Long kiểm tra giải tỏa 28 hộ buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường, xử lý 76 hộ bày bán trên vĩa hè trong dịp tết Nguyên Đán 2007. Nâng cấp đường vào bãi rác khóm 4, thị trấn Càng Long, với tổng kinh phí trên 16 triệu đồng.
    - Vận chuyển hành khách trong năm được 320.589 lượt, trong đó các tuyến xe buýt phục vụ chiếm số lượng lớn. Vận chuyển 996.865 tấn hàng hóa, luân chuyển trên 5.538 km, đạt 116,20% kế hoạch.
    - Toàn huyện hiện có 15 điểm phục vụ bưu chính ở các xã – thị trấn. Các dịch vụ chuyển phát nhanh được củng cố và mở rộng ở các bưu cục văn hóa xã. Tổng doanh thu bưu chính trong năm 13 tỷ 381 triệu đồng, đạt 103% kế hoạch. Phát triển trong năm 2.077 máy điện thoại cố định, nâng tổng số có 14.766 máy, đạt 8,8 máy/100dân, đạt 106,02% kế hoạch.
6. Tài chính – Tín dụng:
    - Ước tổng thu theo dự toán 19,4 tỷ đồng, đạt 99,49% kế hoạch.
Các nguồn thu chủ yếu như:
      + Thuế công thương nghiệp: 15 tỷ 880 triệu đồng, đạt 104,88% kế hoạch.
      + Thu lệ phí trước bạ: 01 tỷ 200 triệu đồng, đạt 120% kế hoạch.
      + Thuế chuyển quyền sử dụng đất: 1 tỷ 300 triệu đồng, đạt 104% kế hoạch.
      + Thu phí lệ phí: 01 tỷ đồng, đạt 86,20% kế hoạch.
      + Thu thuế nhà đất: 324 triệu đồng, đạt 120% kế hoạch.
    - Ước tổng chi ngân sách trên địa bàn huyện: 114 tỷ 900 triệu đồng, đạt 157,83% kế hoạch. Trong đó chi theo dự toán 71 tỷ đồng, đạt 97,52% kế hoạch.
Các nguồn chi chủ yếu:
      + Chi đầu tư phát triển 05 tỷ 458 triệu đồng trong đó có vốn chuyển tiếp, đạt 242,57% kế hoạch.
      + Chi thường xuyên 74 tỷ 023 triệu đồng, đạt 129,25% kế hoạch.
      + Chi ngân sách xã - thị trấn: 15 tỷ 420 triệu đồng, đạt 141,20% kế hoạch.
7. Đầu tư phát triển toàn xã hội:
    - Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 450 tỷ đồng, trong đó:
      + Vốn ngân sách Nhà nước: 08 tỷ đồng.
      + Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 442 tỷ đồng.
    - Nghiệm thu đưa vào sử dụng 10 công trình dự án, như: đường vào Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, trạm Y tế xã Đại Phước, cụm quản lý hành chính xã Huyền Hội, 06 căn phố chợ xã Tân An, san lắp mặt bằng ao khóm 6, san lắp mặt bằng trường THCS Nhị Long… Hoàn tất hồ sơ thi công các công trình như: Trụ sở ban chỉ huy quân sự 02 xã Nhị Long và Phương Thạnh, cầu Long Sơn xã Đức Mỹ, nâng cấp sân vận động huyện, công viên nghĩa trang liệt sĩ huyện, khu hành chính tập trung huyện giai đoạn 2 và đường nội bộ khóm 6 thị trấn Càng Long. Chuẩn bị đấu thầu cụm quản lý hành chính xã Đức Mỹ.

* Công trình thủy lợi:
    - Công trình nguồn vốn 40% thuế nông nghiệp: nghiệm thu hết thời gian bảo hành 09 công trình kênh, 01 công trình bờ bao và bàn giao cho địa phương quản lý sử dụng.
    - Công trình tỉnh đầu tư: Tiến hành giải phóng mặt bằng công trình kênh An Trường Huyền Hội I và kê biên áp giá 05 công trình kênh thuộc nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ ở các xã - thị trấn: Bình Phú, Nhị Long, Nhị Long Phú, An Trường, An Trường A và thị trấn Càng Long.
    - Công trình bộ đầu tư: Nghiệm thu đưa vào sử dụng 27 công trình cống, cầu và đê bao. Kiểm tra thi công công trình cầu Nguyệt Trường xã phương Thạnh và giải quyết khó khăn 02 công trình kênh Mỹ Văn 19/5 và cống Phú Đức xã Bình Phú.

* Giao thông nông thôn:
    Nghiệm thu và đưa vào sử dụng 03 công trình: đường đal Ninh Bình- Thanh Bình, xã Tân Bình, Hương lộ 2 và Hương lộ 7. Đăng ký xây dựng mới cầu, đường giao thông nông thôn bằng bê tông cốt thép giai đoạn 3, với chiều dài 32.296 mét; đồng thời đăng ký mở rộng chiều dài 28.200 mét, với tổng kinh phí gần 14 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 35%.

8. Tổ chức lại sản xuất:
 
* Thuộc lĩnh vực Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 
    - 
Thành lập mới 08 tổ hợp tác, nâng tổng số đến nay có 15 tổ hợp tác và 06 hợp tác xã, với 288 thành viên. Hoạt động chủ yếu ở các ngành, nghề: Đan đát, dệt chiếu lác, xe chỉ, đóng đàn, kinh doanh điện và giết mổ gia súc...
   - Kết hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh tổ chức đại hội nhiệm kỳ II (2007-2010) cho 05 hợp tác xã. Ngoài ra, còn phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh Trà Vinh mở lớp tập huấn cho cán bộ quản lý hợp tác xã, có 46 đại biểu tham dự.

 * Lĩnh vực khác:
    - Toàn huyện hiện có 10 hợp tác xã hoạt động trên các lĩnh vực:  giao thông, tín dụng, nông nghiệp và xây dựng. Nhìn chung các hợp tác xã hoạt động tương đối có hiệu quả, có đầu tư phát triển vốn, ngành nghề, chuyên môn được nâng cao và thực hiện đúng theo luật định.
    - Tiếp nhận và cấp phát 233 hồ sơ chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể và 04 hợp tác xã. Trong đó cấp mới 143 hồ sơ, thay đổi ngành nghề, vốn và địa điểm kinh doanh 87 hồ sơ, bao gồm các ngành nghề: giao thông vận tải, dịch vụ ăn uống - văn hóa, thương mại, … với số vốn kinh doanh  trên 7,4 tỷ đồng.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CÀNG LONG
- Đơn vị quản lý UBND huyện Càng Long - Số 274 QL 53, khóm 3, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0294.3882005 - Fax: 0294.3882245
- Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Càng Long" khi phát hành lại thông tin từ website này.
Designed by VNPT.