Nông dân trồng dừa cảnh giác với sâu đầu đen

Trà Vinh là địa phương có diện tích trồng dừa lớn thứ 02 cả nước sau tỉnh Bến Tre với diện tích với khoảng 26.000ha. Dừa là cây trồng chủ lực nên khi sâu đầu đen xuất hiện, gây hại với diện tích lớn đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của người dân. Gần đây, sâu đầu đen gây hại trên vườn dừa tại tỉnh Trà Vinh nói chung và huyện Càng Long nói riêng có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hộ trồng dừa. Hiện nay trên địa bàn huyện Càng Long có trên 14 hecta bị nhiểm Sâu đầu đen: trong đó ấp Hạ xã Đại Phước bị nhiễm 8 hecta; ấp Phú Hưng 2, ấp Phú Phong xã Bình Phú có 2 hecta; ấp Kinh A ấp Lưu Tư, ấp Cầu Xây xã Huyền Hội có 02 hecta; ấp An Thạnh xã Tân Bình có 1,5 hecta; ấp Tân Tiến xã Tân An có 0,15  hecta; ấp LoCo A xã An Trường A có 0,21 hecta; ấp số 1 xã Mỹ Cẩm có 0,2 hecta;  sâu đầu đen còn gây hại tại các huyện Tiểu Cần trên 10 hecta; huyện Châu Thành trên 01 hec ta; huyện Trà Cú trên 07 hec ta; Thành phố Trà Vinh trên 1,9 hec ta  tương đương 7.626 cây dừa.

anh tin bai

Sâu đầu đen có tên khoa học là Opisina arenosella, thuộc họ bướm đêm, bộ cánh vảy. Trứng sâu đầu đen có hình cầu, màu trắng đục, sắp nở chuyển màu hồng. Trứng được đẻ rải rác ở mặt dưới lá. Giai đoạn trứng kéo dài từ 4- 5 ngày. Ấu trùng sâu đầu đen có màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến hồng nhạt, có 3 đường màu nâu chạy dọc trên lưng, cơ thể sâu nhỏ dần từ đầu đến ngực và bụng. Thành trùng sâu đầu đen thuộc họ ngài đêm, cánh trước màu trắng xám với những chấm màu nâu rải rác trên cánh. Ban ngày, chúng thường ẩn náu ở mặt dưới lá chét và những bụi rậm bên dưới tán lá dừa. Ấu trùng  của sâu đầu đen gây hại bằng cách ăn phần thịt ở mặt dưới lá và chừa lại lớp biểu bì mặt trên lá chét, chúng thải phân sau đó nhả tơ kết thành các “đường hầm” ngay mặt dưới lá và trú ẩn bên trong đó. Phần biểu bì còn lại sau khi bị sâu cắn phá sẽ khô và chết dần. Ngoài gây hại trên lá, khi mật số sâu tăng cao chúng còn gây hại cả vỏ trái và trên thân cây dừa. Một lá chét có thể có hàng chục con sâu cùng cắn phá, cũng vì thế mà tốc độ cắn phá của chúng rất nhanh và gây ra những thiệt hại rất lớn. Cây dừa bị sâu hại nặng sẽ trở nên khô lá, xơ xác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng trái dừa.

 

anh tin bai

Vườn Dừa bị sâu đầu đen gây hại tại xã  Huyền Hội

Trao đổi với bà Lê Thị Chay, ấp Kinh A xã Huyện Hội bà cho biết: gia đình trồng khoảng 70 cây trên diện tích 0,3hecta, đến nay, có trên 80% diện tích dừa của gia đình đã bị nhiễm sâu đầu đen và toàn bộ lá dừa có hiện tượng trắng móc; một số cây dừa bắt đầu chết. năng suất dừa có khả năng giảm trên 50% và người trồng dừa cũng không dám sử dụng các loại thuốc để diệt sâu đầu đen, vì sợ ảnh hưởng đến trái dừa, cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Còn gia đình ông Phan Văn Bé Ba cùng ngụ ấp Kinh A, cũng có 02 công trồng dừa đanh bị sâu đầu đen gây hại. Cái khó của các hộ trồng dừa ở đây là do dừa quá cao, việc tự phun xịt thuốc rấ khó thực hiện.…

Trong thời gian qua Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh phối hợp với các địa phương tổ chức 153 cuộc tập huấn triển khai biện pháp phòng trừ sâu đầu đen hại dừa tại các huyện có trồng dừa cho khoảng 5.897 lượt nông dân tham dự. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp- PTNT khuyến cáo người dân, khi phát hiện sâu đầu đen trên vườn dừa cần báo ngay cho ngành nông nghiệp địa phương để có giải pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa tốc độ lây lan. Bên cạnh, nhà vườn cần cắt tỉa và tiêu hủy những lá chét, tàu dừa bị sâu gây hại bằng cách đốt hoặc ngâm trong nước ngay sau khi cắt xuống. Việc làm này có tác dụng tiêu diệt ấu trùng, nhộng và trứng sâu. Song song đó, áp dụng biện pháp sinh học: sâu đầu đen hại dừa được ghi nhận là có nhiều loài thiên địch tấn công chúng trong tự nhiên như nấm xanh, ong ký sinh, bọ xít bắt mồi, kiến vàng, bọ đuôi kìm... Tuy nhiên, việc sử dụng thiên địch cần được triển khai sớm trong điều kiện mật số sâu chưa cao, do thiên địch cần có thời gian sinh sôi và thích nghi với môi trường. Khi vườn dừa có mật số cao sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu có hoạt chất như: Emamectin benzoate, Lufenuron, Spinetoram, Flubendiamide hoặc Spirotetramate… để trị sâu đầu đen

          Hiện nay, tình hình sâu đầu đen đối với các vườn dừa đã được phun xịt có mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên sau thời gian phun xịt, do chưa thực hiện đồng bộ, một số diện tích dừa mới xuất hiện sâu đầu đen lây lan, tấn công. Trước tác hại của sâu đầu đen, ngành chức năng và nhà vườn đã theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh, tiếp tục phối hợp, đề ra giải pháp phòng trị hữu hiệu, không để sâu đầu đen hại dừa tiếp tục lây lan. Đề nghị bà con nhân dân trồng dừa chúng ta nâng cao tinh thần cảnh giác, thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện sâu hại để có biện pháp xử ký kịp thời./.

                                                                                     

 

 

 

 

Thành Thái











Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 65
  • Trong tuần: 1 495
  • Tất cả: 3491658
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CÀNG LONG
- Đơn vị quản lý UBND huyện Càng Long - Số 274 QL 53, khóm 3, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0294.3882005 - Fax: 0294.3882245
- Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Càng Long" khi phát hành lại thông tin từ website này.
Designed by VNPT.