DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA, NƠI THÀNH LẬP CHI BỘ AN TRƯỜNG CÀNG LONG - “NƠI GIEO HẠT GIỐNG ĐỎ”
Phong trào yêu nước chống Thực dân Pháp của cộng đồng dân cư tỉnh Trà Vinh từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, đến trước năm 1930 như: phong trào thiên địa hội, hội kính…. Thu hút nhiều người yêu nước, người Kinh, người Khmer, người Hoa tham gia tổ chức diệt trừ những tên địa chủ cường hào lấy lúa chia cho dân nghèo, tiếp theo là những vụ hành động bạo lực quần chúng của một số nông dân tá điền đánh địa chủ cường hào gian ác diễn ra ở huyện Càng Long, huyện Cầu Kè, huyện Cầu Ngang…

Trong 3 thập niên đầu của thế kỷ XX có sự giao thời đang xen giữa phong trào yêu nước tự phát và phong trào đấu tranh yêu nước tự giác của cộng đồng dân cư tỉnh Trà Vinh

“Trích lời Tôi nói thêm một đều là tù khi thiên địa hội, con đường cứu nước gần như mịt mù, các nhà yêu nước, các sỉ phu lúc bây giờ đang khủng hoảng đường lối lãnh đạo, từ thiên địa hội rồi phong trào Cần Vươn, đến Đông Du…tất cả đều không tạo được niềm tin của nhân dân, không quy tụ được sức mạnh của quần chúng nhân dân và nhất là không có một học thuyết nào khả vĩ, có thể đảm đương nổi vai trò lãnh đạo và vận động đồng bào đứng lên cứu nước, giữa lúc đó Đảng Cộng sản thực hiện thành công cuộc cách mạng tháng 10 - ở Nga, một tia sáng lé lối cuối đường hầm”.

(Trang 37 hồi ký nhà lão thành cách mạng Dương Quang Đông)

Tháng 3-1927 dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Đình Thọ là người của kỳ bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội phái xuống thành lập chi bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội tỉnh Trà Vinh tại xã An Trường huyện Càng Long đầu tiên” ban đầu có các đồng chí Mai Đăng Khóa, Nguyễn Văn Lẹ, Dương Háo Học (giáo viên), Đoàn Văn Quý (thợ May), Nguyễn Kim Tiền, Trần Thạnh Mậu, Nguyễn Phát Đạt (giáo viên), Lê Quang Lộc (thợ Bạc), Huỳnh Văn Ngò, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Văn Vàng do đồng chí Nguyễn Phát Đạt làm Bí thư chi bộ .

Thực hiện chủ trương của kỳ bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội “về phong trào vô sản hóa” .

Đồng chí Nguyễn Phát Đạt, đồng chí Dương Háo Học đi vào học sinh các trường học, đồng chí Lê Quang Lộc đi vào thanh niên học nghề thợ Bạc, đồng chí Đoàn Văn Quý đi vào người học nghề thợ may, đồng chí Mai Đăng Khóa, Nguyễn Văn Lẹ đi vào với văn nghệ sỉ, đồng chí Huỳnh Văn Ngò, Nguyễn Văn Vàng đi vào nông dân tá điền nghèo. Đi sâu vào các tầng lớp người lao động nghèo để thấy hết sự áp bức bóc lột của phong kiến địa chủ, chủ của các nhà buôn, nhà kinh doanh, đồn điền, thu hút nhiều nhân công lao động, trước hết để thắm thía sâu về người lao động cuộc sống của người nông dân tá điền, của các giới các ngành nghề trong xã hội, trước hết là để củng cố rèn luyện mình về lập trường giai cấp cách mạng, đồng thời tiếp cận hướng dẫn cho người nông dân tá điền các ngành nghề các giới về nội dung con đường đấu tranh cách mạng tự giải phóng  cho mình.

Mùa thu 1928 được sự tín nhiệm của kỳ bộ thanh niên đồng chí Nguyễn Phát Đạt được kỳ bộ đị dự lớp lý luận chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy để đào tạo thanh niên trong nước làm cách mạng tại Quảng Châu Trung Quốc, cuối năm 1928 đồng chí Nguyễn Phát Đạt về nước tiếp tục hoạt động trong chi hội thanh niên cách mạng đồng chí hội tại xã An Trường, đồng chí Nguyễn Phát Đạt phổ biến lại tinh thần nội dung tại lớp học lý luận chính trị cho các thành viên chi bộ thanh niên, từ đó chi bộ thanh niên ra sưc tuyên truyền, giáo dục phát động nhân dân nhất là thanh niên, qua đó tại các địa phương từng bước có một bộ phận thanh niên tiên tiến có tổ chức được tiếp thu đường lối con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, huyện Càng Long trở thành mãnh đất có phong trào yêu nước khá sớm, là chiếc nôi cách mạng để chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam  dầu tiên tỉnh Trà Vinh ra đời.

Ngày 03/02/1930 tại Cửu Long Hương Cảng dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập.

Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập ngày 15/3/1930 tại ngôi nhà dưới của Ông Nguyễn Phát Diệm (cả Diệm) tại ấp 3 nay là ấp 3A xã An Trường, hội nghị dưới sự chủ trì của đồng chí Hà Huy Giáp và đồng chí Ung Văn Khiêm là người của đặc khu Hậu Giang đến An Trường Càng Long trực tiếp thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Trà Vinh, các đồng chí trong chi bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội được tuyên truyền vận động tuyển chọn đồng chí Đoàn Văn Quý, đồng chí Lê Quang Lộc, đồng chí Dương Háo Học, đồng chí Mai Đăng Khóa, đồng chí Nguyễn Phát Đạt hội nghị đi đến quyết định chuyển cách hội viên thanh niên cách mạng đồng chí hội thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Như vậy khi mới thành lập chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh trà Vinh tại xã An Trường có các đồng chí đảng viên như: đồng chí Nguyễn Phát Đạt, đồng chí Đoàn Văn Quý, đồng chí Dương Háo Học, Mai Đăng Khóa, đồng chí Nguyễn Phát Đạt được đặc khu Hậu Giang phân công chức vụ Bí thư chi bộ xã An Trường Càng Long, đồng thời chi bộ xã An Trường trực thuộc đặc khu Hậu Giang .

Chi bộ xã An Trường là chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Trà Vinh “đầu tiên” là tiền thân của đảng bộ tỉnh Trà Vinh ngày nay, sự kiện chính trị trọng đại này có vị trí vai trò là cột mốc đánh dấu bước phát triển mở đường và định hướng cho những sự kiện sau này .

Nhận thấy sự lãnh đạo sáng suốt của các thành viên chi bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội về phương châm, phương pháp hoạt động trong điều kiện bộ máy kìm kẹp của địch rất gắt gao, để bảo đảm điều kiện hoạt động của thanh niên cách mạng đồng chí hội cũng như khi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tại An Trường từ năm 1927 đến 1932 trong hoạt động tương đối an toàn.

Đồng chí Mai Đăng Khóa tổ chức đưa em ruột của mình là ông Mai Đăng Kham tham gia hội đồng thiên chức xã An Trường.

Đồng chí Đoàn Văn Quý tổ chức đưa anh thứ 3 của mình là ông Đoàn Văn Ân tham gia hội đồng hương chức xã Mỹ Cẩm giữ chức Hương Cả.

Đồng chí Lê Quang Lộc làm nghề thợ Bạc ở Càng Long vừa làm nghề thợ bạc vừa dạy nhiều người học nghề nên hàng ngày có nhiều người lui tới trao đổi vàng bạc đá quý với những người trong tỉnh và thành phố Sài Gòn.

Về mặt sách lược chi bộ vận dụng khôn khéo từng bước tranh thủ những mặt tích cực của ông Nguyễn Văn Lẹ (công Tử Lẹ) là con của điền chủ có xu hướng tiến bộ, người có quan hệ rộng trong giới trung lưu tại An Trường trong thời điểm đó, đồng chí Mai Đăng Khóa là người có máu văn nghệ, còn công tử Lẹ là dân thích chơi văn nghệ thường tổ chức đi xem hát các tỉnh lân cận như; Cần Thơ, Mỹ Tho…từng thời gian công tử Lẹ còn mời một số đoàn hát có nghệ sĩ nổi tiếng về Càng Long hát phục vụ nhân dân. Đó là những điều kiện đi lại quan hệ làm việc của các đồng chí trong chi bộ giử được thế hợp pháp hoạt động thời gian tương đối dài mà địch không chú ý.

Từ khi chi bộ An Trường Càng Long được thành lập thì lần lượt các tổ chức chi bộ đảng cộng sản các huyện trong tỉnh ra đời

Mùa thu năm 1930 Tỉnh ủy Trà Vinh được thành lập, Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Trà Vinh là đồng chí Vinh tức đồng chí (Huỳnh Ngọc Trảng) Tỉnh ủy viên là các Đồng chí: Nanh, Đồng chí Thông, Đồng chí Kỉnh dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Trà Vinh mà trực tiếp là các đồng chí đảng viên chi bộ An Trường cùng với các chi bộ trong vùng đã kết hợp tuyên truyền vận động tổ chức bằng các cuộc biểu tình lớn nhỏ trên địa bàn huyện Càng Long và các vùng phụ cận, trong đó tiêu biểu là cuộc mitting, biểu tình tuần hành chào mừng ngày quốc tế đỏ 01/8/1930 và ngày thành lập Tỉnh ủy Trà Vinh cuộc đấu tranh trực diện mặt đối mặt với đối phương tại Quận lụy Càng Long, huy động sự tham gia của hơn 4.000 đồng bào các dân tộc trong tỉnh đòi yêu sách như “giảm thuế thân và không làm sâu” “đã đảo đế quốc Pháp” ,“ hoan nghênh Đảng cộng sản Việt Nam ra đời” những yêu sách của đoàn biểu tình buộc tên Tỉnh Trưởng Trà Vinh chấp nhận một số yêu sách. Như vậy cuộc mitting biểu tình tuần hành ở Càng Long là cuộc đấu tranh chính trị lớn nhất trong tỉnh sau khi có tổ chức đảng đầu tiên tỉnh Trà Vinh lãnh đạo. Cuộc biểu tình tuần hành đã gây được tiến vang lớn  trong vùng và cả nước. Nó minh chứng cho sức mạnh, sự đoàn kết của các dân tộc dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng cộng sản Việt Nam. Sự liên minh chiến đâu không gì phá vở nổi giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân mà đại diện là Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời cho thấy lòng tin tuyệt đối của nhân dân Càng Long và nhân dân các vùng phụ cận đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng ngay từ khi chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Trà Vinh ra đời tại An Trường - Càng Long.

Đầu năm 1931 đồng chí Trần Thạnh Mậu, Bí thư chi bộ xã Mỹ Cẩm được đặt khu Hậu Giang đều động phân công về công tác tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Với nhiệm vụ bám địa bàn xây dựng cơ sở Đảng tại địa phương, sau thời gian tuyên truyền vận động bồi dưỡng phát triển đảng viên mới tại chổ, ngày 01 tháng 6 nam 1931 chi bộ làng Lạc Hòa (nay là xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu),  được thành lập chi bộ ban đầu có 3 đảng viên.

1. Đồng chí Trần Thạnh Mậu – Bí thư chi bộ.

2. Đồng chí Ngô Hòa Hên – Đảng viên.

3. Đồng chí Kim Phẹn – Đảng viên.

Chi bộ đảng xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu là một trong những chi bộ đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng năm 1931.

Cuối năm 1934 khi phong trào cách mạng các tỉnh miền đông gặp khó khăn, xứ ủy Nam Kỳ chủ trương điều động một số cán bộ có năng lực có kinh nghiệm công tác phong trào từ các tỉnh miền tây tăng cường cho các tỉnh Miền đông, trong đó đồng chí Nguyễn Thành Vĩ tức Hoàng Minh Châu là đảng viên năm 1930 tại chi bộ xã An Trường (sau này thường được gọi là chiến xuyên đông một) đồng chí  Hoàng Minh Châu được xứ ủy Nam Kỳ phân công đồng chí về địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai Thượng và Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai) năm 1935 đồng chí Hoàng Minh Châu móc nối với nhóm thanh niên yêu nước, Lưu Văn Viết để xây dựng phong trào phát triển đảng viên và tiến hành thành lập “Chi bộ đảng xã Bình Phước – Tân Triều” chi bộ có các đồng chí Hoàng Minh Châu, Lưu Văn Viết, Lưu Văn Văn, Quách Tỷ, Quách Xanh, Trần Minh Triết do đồng chí Hoàng Minh Châu làm Bí thư chi bộ đây là chi bộ đảng đầu tiên của Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai ngày nay.

Cuối năm 1933, do sự đàn áp khủng bố và bắt giam những người cộng sản, người yêu nước của chế độ thực dân Pháp, nên một số cơ sở cách mạng ở Càng Long trong đó có cán bộ đảng viên chi bộ An Trường Càng Long bị mất liên lạc với đặc khu Hậu Giang do đó xứ ủy Nam kỳ phân công đồng chí Trần Văn Giàu và một số đồng chí ở đặc khu Hậu Giang đến Càng Long tại nhà đồng chí Lê Quang Lộc ở chợ Càng Long để xây dựng lại các tổ chức chi bộ và mốc nối lại các đường dây liên lạc từ xứ ủy đến Trà Vinh, đồng thời chỉ đạo kiện toàn và tổ chức bộ máy của Huyện ủy Càng Long mà nồng cốt là các đồng chí trong chi bộ An Trường, trong đó có đồng chí Nguyễn Kim Tiền được phân công giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Càng Long.

Sau khi Quận ủy Càng Long được kiện toàn tháng 8 năm 1940 Tỉnh ủy Trà Vinh chỉ đạo Quận ủy Càng Long phối hợp với các quận khác trong tỉnh phát động phong trào quần chúng nhân dân chuẩn bị lực lượng để tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa đồng loạt cùng với đồng bào các giới Nam Kỳ khi có thời cơ. Qua đó được sự lãnh đạo của tỉnh Trà Vinh Quận ủy Càng Long mà hạt nhân là các đồng chí Đảng viên trong chi bộ đầu tiên của tỉnh trong chi bộ An Trường (một số đồng chí mãn hạn tù) đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đánh đuổi và lật đổ chế độ thực dân Pháp góp phần cùng tỉnh Trà Vinh tổng khởi nghĩa lật đổ chính quyền thực dân đế quốc trong cách mạng tháng 8-1945 và thành lập chính quyền mới, chính quyền dân chủ nhân dân .

Tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng các thế hệ cán bộ đảng viên đi trước; trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhiều cán bộ đảng viên đảng bộ huyện Càng Long được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh đều động phân công nhiệm vụ hỗ trợ về nhân lực chủ chốt cho các huyện bạn, tỉnh bạn.

Năm 1946 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh điều động đồng chí Trần Thành Đại (ba Mới) Thường vụ Huyện ủy Càng Long, Bí thư chi bộ xã Bình Phú nhận nhiệm vụ Bí thư Huyện ủy Châu Thành. 

Do yêu cầu xây dựng căn cứ Tỉnh ủy Trà Vinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đầu năm 1947 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh điều động đồng chí Nguyễn Tài Tốt, Tỉnh ủy viên Bí thư Huyện ủy Càng Long nhận nhiệm vụ Bí thư chi, Đảng bộ xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải.

Tháng 11/1947 Ban Thường vụ TỈnh ủy Trà Vinh điều động đồng chí Nguyễn Văn Đại (bí danh mười Dừa) nguyên quán xã An Trường, Tỉnh ủy viên phụ trách công tác xây dựng đảng của Tỉnh ủy nhận nhiệm vụ Bí thư Huyện ủy Tiểu Cần.

Năm 1954 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh điều động đồng chí Đổ Phú Hữu, Ủy viên Thường vụ Huyện ủy Càng Long nhận nhiệm vụ Bí thư Huyện ủy Châu Thành

Năm 1955 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh điều động đồng chí Nguyễn Văn Cúc (năm Cúc) nguyên Bí thư Đảng bộ xã Bình Phú nhận nhiệm vụ Bí thư thị xã ủy Trà Vinh .

Đầu năm 1956 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh có nghị quyết đều động đồng chí Đỗ Thành Tân (tám Tân) Bí thư Huyện ủy Càng Long nhận nhiệm vụ Bí thư Huyện ủy Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Năm 1957 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh điều động đồng chí Nguyễn Văn Triệu (Năm Hùng) Ủy viên Thường vụ Huyện ủy Càng Long nhận nhiệm vụ Bí thư Huyện ủy Trà Ôn .

Năm 1958 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh điều động đồng chí Châu Thành Phát (hai Phát) nguyên quán Đảng bộ xã Mỹ Cẩm, Tỉnh ủy viên nhận nhiệm vụ Bí thư Huyện ủy Vũng Liêm .

Năm 1960 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh điều động đồng chí Nguyễn Văn Tàu, tên Thường dùng (Năm Nghĩa) Ủy viên Thường vụ Huyện ủy Càng Long nhận nhiệm vụ Bí thư Huyện ủy Vũng Liêm. Tiếp theo do yêu cầu công tác Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh điều động đồng chí Nguyễn Văn Tàu Bí thư Huyện ủy Vũng Liêm nhận nhiệm vụ Bí thư Huyện ủy Trà Cú (1963 – 1965). Khi về công tác huyện Trà Cú đồng chí có tên (Ba Tàu Sắt).

Năm 1962 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh điều động đồng chí Lê Thanh Nhàn (Ba Râu) nguyên quán Đảng bộ xã Nhị Long nhận nhiệm vụ Bí thư Huyện ủy Châu Thành.

Năm 1964 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh điều động đồng chí Võ Văn Triệu (Hai Tiến) Bí thư Huyện ủy Càng Long nhận nhiệm vụ Bí thư Huyện ủy Châu Thành  

Năm 1963 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh điều động đồng chí Phạm Hoàng Phước (chín Phước) nguyên quán Đảng bộ xã Huyền Hội nhận nhiệm vụ Bí thư Huyện ủy Cầu Kè.

Thực tiễn trong những chặng đường đấu tranh cách mạng cho thấy vùng đất Càng Long anh hùng đã sản sinh nhiều cán bộ lãnh đạo Trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước, nhiều chiến sĩ cộng sản kiên trung trong giai đoạn cực kỳ khó khăn tiền khởi nghĩa cũng như trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc tiêu biểu như đồng chí Dương Háo Học, đồng chí Nguyễn Kim TIền, đồng chí Nguyễn Phát Đạt, đồng chí Nguyễn Thành Thi, đồng chí Phạm Thái Bường, Đồng chí Nguyễn Đáng, đồng chí Huỳnh Văn Ngò, đồng chí Hoàng Minh Châu, đồng chí Trần Thành Đại, đồng chí Lê Thanh Nhàn, đồng chí Đặng Thị Đê, đồng chí Nguyễn Thị Ráo.

(Gia tộc Họ Mai ở An Trường Càng Long rất nổi tiếng theo truyền thuyết thì dòng họ Mai là dòng dõi vua Quang Trung - Nguyễn Huệ con cháu bà Ngọc Hân phêu bạc về đây lập nghiệp và dòng họ thành lập làng An Trường ở Càng Long, tôi không có điều kiện tìm hiều sâu hơn, cho thấy những người họ Mai ở An Trường đều là những người thù Tây và bất khuất, nhờ vậy về sau này An Trường Càng Long chính là cái nôi Cách mạng của tỉnh Trà Vinh)

(Trang 39 hồi ký nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh (1942 - 1945)).

 

Nguồn tư liệu tham khảo

1.    Lịch sử tỉnh Trà Vinh tập 1

2.     Lịch sử huyện Càng Long

3.    Lịch sử xã An Trường

4.    Hồi ký nhà lão thành cách mạng Dương Quang Đông

5.    Nhân vật lịch sử cách mạng huyện Càng Long

6.    Di tích lịch sử nơi thành lập chi bộ an Trường Càng Long

7.    Lịch sử tỉnh Đồng Nai

8.    Lịch sử huyện Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng.

Nguyễn Thanh Phong

Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy  Trà Vinh

 












Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 195
  • Trong tuần: 1 219
  • Tất cả: 3493208
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CÀNG LONG
- Đơn vị quản lý UBND huyện Càng Long - Số 274 QL 53, khóm 3, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 0294.3882005 - Fax: 0294.3882245
- Ghi rõ nguồn "Trang tin điện tử huyện Càng Long" khi phát hành lại thông tin từ website này.
Designed by VNPT.